Tin mới

Phát ngôn ấn tượng của các "bóng hồng" ở nghị trường

Thứ ba, 08/03/2016, 09:20 (GMT+7)

Là những bóng hồng ở nghị trường nhưng các nữ đại biểu quốc hội luôn có những phát ngôn thẳng thắn, ấn tượng, thậm chí khiến người đăng đàn phải lúng túng phân trần.

Là những bóng hồng ở nghị trường nhưng các nữ đại biểu quốc hội luôn có những phát ngôn thẳng thắn, ấn tượng, thậm chí khiến người đăng đàn phải lúng túng phân trần.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá: “Muốn tinh giản biên chế cũng không thực hiện được vì động đến con anh A, cháu chị B”

Tại phiên họp sáng 1/11/2014, kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khóa XIII , góp ý với Đề án Tái cơ cấu kinh tế tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Khá (tỉnh Trà Vinh) cho rằng: “Thực tế thời gian qua, doanh nghiệp nhà nước muốn tinh giảm biên chế cũng không thực hiện được vì động đến con anh A, cháu chị B. Doanh nghiệp nhà nước phải quyết tâm hơn nữa, không dựa dẫm vào bộ chủ quản. Đã đến lúc cần mạnh dạn cắt đi cái đuôi của nhóm lợi ích. Cần làm rõ những gì nhà nước không cần chi phối, nắm giữ, doanh nghiệp phải là cốt lõi, doanh nghiệp nhà nước phải là cốt lõi, chỉ huy, nắm đầu ra để đảm bảo cung cấp sản phẩm đáp ứng thị trường, không nên đầu tư từ đầu đến chân. Cái gì xã hội làm được trong dây truyền sản xuất, công việc gì các thành phần kinh tế khác làm được thì nhà nước không làm”.

Phát ngôn ấn tượng của các
ĐB Quốc hội Nguyễn Thị Khá

"Kiểm định phân bón bằng miệng, vậy thuốc trừ sâu thì kiểm định bằng gì?”

Cũng tại  kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khóa XIII, trong phiên họp chiều 17/11/2014, trả lời ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đây là vấn đề nhức nhối. Do thiếu thiết bị kiểm định nên khá nhiều nơi cán bộ quản lý thị trường phải kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ bằng miệng.

Chưa hài lòng với câu trả lời này, ĐB Khá bấm nút chất vấn tiếp: “Bộ trưởng trả lời về công tác chống hàng giả tôi thấy buồn, Bộ trưởng nói cán bộ phải kiểm định phân bón bằng miệng, vậy với thuốc trừ sâu thì cán bộ kiểm định bằng gì?”.

Bộ trưởng Hoàng phân trần: “Tôi nói thế là nói chúng ta thiếu thiết bị kiểm tra, không chỉ với phân bón vô cơ mà cả thực phẩm, các sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Hiện nay, ngân sách còn khó khăn, việc bổ sung thiết bị cho ngành quản lý thị trường còn phải từng bước”. 

Lê Minh Hiền, tỉnh Khánh Hòa: “Minh oan cho người bị tạm giam đã gian khó, minh oan cho người đã chết càng khó bội phần"

Tại phiên họp sáng 9/11/2015, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 13 thảo luận về dự án Luật thi hành tạm giam, tạm giữ,  đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) đã nêu câu hỏi nhức nhối từ những vụ chết người trong nhà tạm giam, tạm giữ. 

Phát ngôn ấn tượng của các

ĐB Quốc hội Lê Minh Hiền

Sau khi đặt ra câu hỏi này, đại biểu Lê Minh Hiền phân tích: Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) còn thiếu phần minh oan cho người chết trong giai đoạn điều tra, truy tố vì khi người buộc tội oan đã chết do bị bệnh, do tự sát.

Cụ thể, luật hiện hành chỉ nêu trong trường hợp người đang bị tạm giam, tạm giữ chết thì đình chỉ điều tra vụ án. Vì người thực hiện hành vi nguy hiểm đã chết thì không tiếp tục điều tra để biết người đó có bị oan hay không để giải quyết việc bồi thường tố tụng cho người đã chết.

Đại biểu Lê Minh Hiền đề nghị: “Quốc hội xem xét thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự  cần xem xét quy định minh oan cho người  bị buộc tội chết trong giai đoạn điều tra”.

Đại biểu Hiền cho rằng: “Minh oan cho người bị tạm giam đã gian khó, minh oan cho người đã chết càng khó bội phần. 

Bà Hiền nói dù cơ chế minh oan còn nhiều bất cập. Nhưng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người là nguyên tắc tối thượng của luật pháp. Vì vậy pháp luật tố tụng hình sự không thể không quy định cụ thể việc minh oan cho người đã mất, phần nào làm nguôi đi đau khổ cho thân nhân.

“Dù biết rằng để minh oan cho người đã chết trong giai đoạn điều tra là một việc quá khó với cơ quan chức năng nhưng chúng ta cần có quy định, để bảo vệ quyền con người quyền công dân”, Đại biểu Lê Minh Hiền nói.

ĐB Lê Thị Nga: "Nếu bỏ lọt tội phạm chỉ sai một lần thì làm oan đã nhân đôi số lần sai" 

Tại phiên họp Quốc hội sáng 17/6/2015, Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp là một trong những đại biểu đầu tiên bấm nút, phát biểu trong phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi tại Quốc hội.

ĐB Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: Dân trí

Theo bà Nga: "Quyền im lặng" là một phương thức tự bảo vệ đơn sơ nhất, nhưng khả thi nhất cho người dân. Tuy nhiên, bà không dùng khái niệm “quyền im lặng” mà nhấn mạnh đây là quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Bà Nga phân tích, đây là vấn đề xuất phát từ quyền tự nhiên của con người là quyền tự bảo vệ. Theo bà Nga, một người là thủ phạm nhưng có thể có hàng chục người bị tình nghi và bị tình nghi chưa phải là có tội. Luật cần đảm bảo quyền này cho những người bị tình nghi khi bản thân họ tự thấy chưa đủ điều kiện về nhiều mặt như kiến thức pháp luật, về thể chất, tinh thần; họ cần thời gian để bình tĩnh suy nghĩ cân nhắc, cần có người trợ giúp về mặt pháp lý để tránh tình trạng tự đưa mình vào tình thế bất lợi, tự buộc tội chính mình.

Theo bà Nga, thực hiện quyền này, còn giúp giảm tối đa oan, sai.

“Nếu bỏ lọt tội phạm chỉ sai một lần thì làm oan đã nhân đôi số lần sai vì đã bao hàm cả bỏ lọt. Việc dùng mọi biện pháp (kể cả vũ lực) buộc nghi can phải khai nhận tội mà mình không thực hiện, sau đó hợp thức hóa, ngụy tạo chứng cứ khác cho phù hợp với diễn biến lời nhận tội, rồi lấy đó làm chứng cứ để buộc tội trước tòa - đây là nguyên nhân gốc rễ của những vụ án oan chấn động dư luận vừa qua”, bà Nga nói.

Đại biểu Bùi Thị An: "có hiện trạng Thủ tướng nói xây dựng đúng quy hoạch thì vẫn không đúng quy hoạch, nhà có khi mọc ở giữa rừng. Thủ tướng bảo xây ít tầng thì họ xây cao tầng. Thủ tướng bảo xây ít diện tích thì họ xây nhiều diện tích, Thủ tướng bảo họ không khai thác cát thì họ vẫn chở cát đi bán... ".

Phát ngôn ấn tượng của các
ĐB Quốc hội Bùi Thị An

Đó là nội dung đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nêu ra và đề nghị Thủ tướng đánh giá thứ tự việc thực hiện kỷ cương phép nước của các địa phương, bộ ngành trong phiên chất vấn thành viên Chính phủ về quy hoạch, phiên chất vấn kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 13 (ngày 17/11/2015).

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news