Theo tin tức trên Zingnews.vn, Tuổi trẻ, sáng 22/6, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tổ chức họp báo về quá trình điều trị bệnh nhân 91 mắc Covid-19 ở Việt Nam. Đây là nam phi công người Anh, 43 tuổi.
PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc BV Chợ Rẫy, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 91, cho biết khi bệnh nhân còn điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy đã cử ê-kíp hỗ trợ kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO). Trong 65 ngày BN91 nằm tại BV Bệnh Nhiệt đới, ê-kíp bác sĩ của BV Chợ Rẫy đã có 43 ngày cùng hỗ trợ điều trị.
Các bác sĩ đã sử dụng 4-5 loại thuốc chưa từng sử dụng cho bệnh nhân Việt Nam để điều trị cho nam phi công. Nhiều loại thuốc lần đầu tiên đặt mua từ nước ngoài, nên thời gian chờ kéo dài đến 10 ngày. Ảnh: BV Chợ Rẫy
Theo BS Thảo, thời điểm đó, tình trạng bệnh nhân rất nặng, suy hô hô hấp, chỉ số oxy hóa máu kém. Điều đó khiến các bác sĩ quyết định thực hiện kỹ thuật ECMO để cứu sống bệnh nhân.
Ngoài ECMO, kíp bác sĩ trẻ có tay nghề cao còn thực hiện nhiều kỹ thuật trong hồi sức như mở khí quản, lọc máu, kỹ thuật hồi sức huyết động, hô hấp.
Các bác sĩ phải đọc tài liệu liên tục do mỗi ngày đều có thêm diễn tiến mới. Do có ECMO, chúng tôi xử lý kịp thời tràn khí màng phổi nên bệnh nhân vượt qua cửa tử. Ảnh: BSCC
"Trong 43 ngày, chúng tôi nhận thấy phổi của bệnh nhân diễn tiến rất nặng, có lúc xuống còn 10%, tình huống xảy ra trong điều trị có nhiều biến cố. Chúng tôi từng kinh qua nhiều bệnh, dù tuyệt vọng vẫn cố gắng hết sức để cứu sống bệnh nhân với tâm thế còn nước còn tát", bác sĩ Thảo kể và chia sẻ khi ê-kíp điều trị tính đến phương án ghép phổi là thời điểm khả năng sống của BN91 rất thấp.
Khi bệnh nhân bắt đầu nói, anh hỏi lại tất cả đồ đạc của mình trong balo. Sử dụng điện thoại, nam phi công liên lạc với bạn bè và được bạn bè kể lại quá trình điều trị. Bạn bè anh ấy đã nói nếu ở nơi nào khác, anh ấy có thể đã chết. Ảnh: BV Chợ Rẫy
Bên cạnh đó, kinh nghiệm ghép phổi của Việt Nam không nhiều, tiên lượng ca đại phẫu rất dè dặt. Đồng thời, quá trình điều trị cho bệnh nhân cũng có nhiều sự cố như không có thuốc, không có đầy đủ thiết bị bởi tình huống quá bất ngờ, đặc biệt. Bệnh nhân có phần kháng thể kháng Heparin gây hội chứng giảm tiểu cầu (HIT). Đối với bệnh nhân đang dùng ECMO, tỷ lệ mắc phải hội chứng này rất thấp.
Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đánh giá, nam phi công là trường hợp rất đặc biệt, y văn thế giới không nhiều ca. Chúng tôi phải đọc nhiều tài liệu. Thời điểm đó, chúng tôi sử dụng loại thuốc kháng đông đặc hiệu không phải Heparin. Trong đêm, chúng tôi quyết định sử dụng thuốc khác vì màng ECMO đông liên tục.
"Đây là ca đầu tiên sau 2 giờ khi thực hiện phương ECMO, màng đông cứng, trong khi không phải kíp bình thường có thể thay màng lọc được. Chúng tôi phải tiến hành thay màng để bệnh nhân không ngưng tim. Trong 57 ngày, chúng tôi đã thay 7 màng ECMO. Đây là ca quá đặc biệt của thế giới”, BS Thảo nói.
Cũng theo bác sĩ Thảo, ICU có nhiều bệnh nhân nặng, nhưng không có người nào nặng như phi công người Anh. Lúc đó, rất áp lực cho các bác sĩ. "Khi làm nghề, chúng tôi không để tâm đến những áp lực bên ngoài, chỉ làm theo chuyên môn hết sức để cứu sống bệnh nhân, chứ không phải vì áp lực từ thế giới. Chúng tôi tự hỏi nhau làm như vậy đã tốt nhất chưa, sau đó bàn phương án điều chỉnh", Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nói.