Những biểu hiện khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường thấy đó là chân bị hoại tử như càng cây khô, nôn ra máu, thậm chí là tử vong tức thì. Bệnh nhân khi bị các loại rắn độc cắn tuyệt đối không dùng các bài thuốc dân gian để chữa trị.
Truyền gần 46 lít máu cứu bệnh nhân bị rắn lục cắn
Chị Cháng Thị T. (18 tuổi, Vị Xuyên, Hà Giang) rơi vào tình trạng “thập tử nhất sinh”. May mắn thay, bệnh nhân (BN) đã được các bác sĩ của Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cứu sống với số lần thay huyết tương (PEX) kỷ lục - 10 lần.
Chị T bình phục sau 12 ngày truyền máu
Trong lúc đi vào rừng (ngày 31/5/2013), chị Cháng Thị T. bất ngờ bị một con rắn màu xám lao ra cắn vào cánh tay trái. Khoảng một giờ sau, khi thấy cánh tay bắt đầu sưng nề, đau buốt, chảy máu tại chỗ cắn, chị T. mới vào BV Đa khoa tỉnh Hà Giang.
Tại đây, BN được điều trị kháng sinh, truyền dịch, giảm đau… nhưng không đỡ nên đã được chuyển dến Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) điều trị ngày 1/6. Lúc vào viện, BN rơi vào tình trạng mệt xỉu, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Đặc biệt, BN xuất huyết nhiều nơi, tại chỗ cánh tay trái nhiều mảng xuất huyết kèm phỏng nước, hoại tử; sưng nề toàn bộ tay trái lan lên vai và ngực trái. Mạch 170 l/p; Huyết áp 95/40 mmHg; SpO2 94%; Tim nhịp nhanh, phổi không ran, không có liệt cơ - giãn đồng tử, dấu hiệu khu trú.
Kết quả xét nghiệm máu rất đáng lo ngại, hồng cầu giảm mạnh 1,25 triệu/l (bình thường khoảng 4 triệu/l). Test đông máu tại giường 180 phút không đông... Do đó, các bác sĩ chẩn đoán, BN bị rối loạn đông máu nguy kịch do rắn lục đuôi đỏ cắn.
Sau 12 ngày hồi sức chống độc, BN được thay huyết tương 10 lần với tổng số huyết tương được lấy ra là 24,2 lít và số này được thay bằng 24,2 lít huyết tương tươi từ ngân hàng máu. Ngoài ra, trước và sau giai đọan thay huyết tương, BN còn được truyền thêm nhiều máu và các chế phẩm máu như: khối hồng cầu, huyết tương giầu tiểu cầu, crio….. Tổng cộng số lần cả thay và truyền máu cùng các chế phẩm khác, BN đã được tiếp 45,7 lít.
Chân hoại tử khi bị rắn độc cắn
Một bé gái 13 tuổi ở Venezuela đã gặp phải vết thương khủng khiếp sau khi bị rắn cắn.
Nọc độc của con rắn đã khiến chân trái của cô bé bị hoại tử.
Mọi việc tồi tệ hơn khi những người dân trong lãng đã tự ý chữa trị vết thương bằng những phương thuốc lạ, khiến chân cô mãi mãi không thể trở lại bình thường
Một tháng sau khi chân cô bé bị hoại tử nặng nề, bé gái mới được đưa đến Carcaras để chữa trị. Các bác sĩ chẩn đoán cô bé sẽ cần phải cưa chân để đảm bảo vết thương không lan rộng hơn.
"Nọc độc của rắn rất phức tạp và còn phụ thuộc vào đó là loạt rắn nào. Hình ảnh cho thấy các mô đã bị hoại tử nghiêm trọng và cần phẫu thuật cắt bỏ chân cho cô bé. Nhưng ngay cả khi phẫu thuật thành công, cô bé vẫn sẽ có thể chết bởi nọc độc đã ngấm vào cơ thể của cô ấy", Tiến sỹ Arun Ghosh ở Anh nhận định.
Vết cắn đã gây ra một vết rách động mạch ở chân và chảy máu dẫn đến "hội chứng chèn ép khoang". Chân trái của bé gái bị hoại tử và dẫn đến tình trạng tiêu cơ vân, khi đó các mô trên cơ thể sẽ bắt đầu bị chết dần.
Việc điều trị bằng các phương pháp lạ của người dân địa phương đã không thể kiểm soát nọc độc của rắn. Nhiều khả năng, trong các bài thuốc người dân dùng có chứa tác nhân làm tê liệt dây thần kinh và gây ra tình trạng máu đông.
Nhà khoa học sợ ánh sáng, nôn ra máu vì rắn cắn
Sự cố xảy ra hồi tháng 1 năm nay tại khu bảo tồn ở Sri Lanka. Nhà sinh học đang khảo sát thực địa thì con rắn có chiều dài 39,7 cm cắn tay ông. Hành động của con rắn kéo dài 20 giây. Nghĩ rằng vết cắn sẽ không nguy hiểm nên nhà sinh học nhờ đồng nghiệp chụp ảnh. Một lát sau, khi cảm thấy đau, anh mới nhẹ nhàng đẩy con vật ra khỏi tay.
“Anh ấy rất tin rằng con rắn không có nọc độc”, bác sĩ điều trị cho nạn nhân tại bệnh viện Đại học Peradeniya ở Sri Lanka kể. Con vật cắn nhà sinh học là rắn nước. Tiến sĩ Scott Weinstein, một chuyên gia trị rắn cắn tại Bệnh viện Trẻ em và Phụ nữ ở Australia, nói rằng rắn nước không có răng nanh phía trước nên người ta cho rằng chúng không nguy hiểm.
Tuy nhiên, nạn nhân đã sai. Sau đó nhà sinh học cảm thấy nhức đầu. Vết cắn sưng lên và chuyển sang màu tím. Anh sợ ánh sáng nên phải nhắm mắt. Thế rồi người đàn ông 33 tuổi ngất lịm. Anh nôn vài lần và thấy máu ra trong một lần. Cảm giác chếnh choáng cứ tăng dần. 3 giờ sau khi anh con rắn cắn, vết thương bắt đầu chảy máu. Các bác sĩ đã trị vết thương cho nạn nhân và tình hình trở nên khá hơn. Bốn ngày sau, nhà sinh học ra viện. Anh điều trị thêm 2 tuần theo hướng dẫn của bác sĩ
Sau đó, sức khỏe của anh trở lại bình thường. Scott Weinstein nhận định rắn nước Sri Lanka là loài nguy hiểm đối với với con người. Chúng có quan hệ mật thiết tới hai loài rắn nguy hiểm khác: rắn nước cổ đỏ ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và rắn nước hổ ở Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc.
Một số biểu hiện khi bị các loại rắn độc cắn:
Rắn hổ chúa:
Nếu bị rắn hổ mang cắn, tại vết cắn thấy đau buốt, nhìn thấy vết răng (1 hoặc 2 vết răng), phù nề xung quanh vết cắn, chảy máu, hoại tử tại chỗ cắn ngay. Rắn hổ chúa cắn nạn nhân rất đau, có phù nề tại chỗ cắn rất dữ dội nhưng không thấy hoại tử, nạn nhân thường bị liệt hô hấp và liệt chi.
Rắn cạp nia:
Rắn lục:
Những hình ảnh đáng sợ khi bị rắn lục cắn
Rắn lục cắn, vết cắn bị chảy máu, sưng tấy nhanh, xuất huyết dưới da, chảy máu và có thể xuất huyết não, phù nề, gây rối loạn đông máu và hoại tử, kèm theo chóng mặt, lo lắng, sốc, suy thận cấp do tiêu cơ vân...
Rắn biển:
Các triệu chứng khi bị rắn biển căn giống như các loại rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, bệnh nhân bị liệt cơ, tan máu...
Thành phần nọc độc của rắn là các protein dễ gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong cho nạn nhân. Nọc rắn gây tử vong giai đoạn đầu do gây liệt cơ hô hấp, cơ hầu họng, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, giai đoạn sau do xuất huyết nặng, suy thận.
Nếu bị rắn độc cắn bệnh nhân cần sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Cách sơ cứu nhanh nhất để làm chậm sự hấp thu của nọc độc vào hệ thống tuần hoàn, giúp nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc. Không nên ga-rô (buộc quá chặt) mà chỉ băng ép vì độc tố của rắn chỉ theo đường tĩnh mạch và bạch mạch. Cần nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu bệnh nhân liệt thì khai thông đường hô hấp như hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo… Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.
Dã Quỳ (Tổng hợp)