Tin mới

Rửa bát nên dùng nước lạnh hay nước nóng: Sai lầm của người nội trợ 20 năm vẫn không biết

Thứ tư, 18/05/2022, 20:53 (GMT+7)

Việc dùng nước lạnh hay nước sôi để rửa bát không hề đơn giản như chúng ta vẫn tưởng.

Hàng ngày, bạn vẫn rửa bát mà không biết nên dùng nước lạnh hay nước sôi. Mùa hè, bạn rửa nước lạnh còn mùa đông, bạn chọn nước nóng để rửa bát cho... ấm tay? Vậy nên dùng loại nước nào để rửa bát hàng ngày?

Theo các chuyên gia, nếu như bạn sửa bát bằng nước lạnh dưới 30 độ thì bát đĩa sẽ dính một lớp màng, rất khó rửa sạch 100%. Việc rửa bát đũa bằng nước nóng sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe gia đình, đảm bảo được an toàn đối với sức khỏe của các thành viên.

Cụ thể bát đũa khi ngâm trong nước nóng cùng với nước rửa bát giúp sẽ làm sạch nhanh các vết bẩn, dầu mỡ, giảm thiểu tối đa thời gian chà và tiết kiệm dung dịch nước rửa bát tối ưu. Vi khuẩn bám trên bát đĩa sẽ được giải quyết ngay, việc rửa bát bằng nướng nóng sẽ giúp khử trùng sạch sẽ nhất cho bát đũa của gia đình bạn.

Rửa bát nên dùng nước lạnh hay nước nóng: Sai lầm của người nội trợ 20 năm vẫn không biết - Ảnh 1

Nhiệt độ nước dưới 30 độ sẽ để lại trên bát đĩa một lớp nhờn khó chịu, do vậy việc rửa bát bằng nước nóng sẽ cắt giảm dầu mỡ còn lưu lại trên bát đũa được tối ưu hơn. Hộp nhựa bị dính dầu, mỡ cũng chỉ cần ngâm với nước muối nóng là có thể loại bỏ mảng bám và mùi khó chịu.

Việc rửa bát, hộp nhựa bằng nước nóng còn giúp các dụng cụ ăn uống này không bị ẩm mốc, nhanh khô và không ảnh hưởng đến sức khỏe khi dùng ở những lần tiếp theo. Các vật dụng bằng gỗ, tre như đũa, thớt thì việc ngâm nước nóng sẽ giúp khử trùng, tối ưu thời gian chà rửa.

Những sai lầm khi rửa bát đĩa

Cọ xát cả đống đũa vào nhau: Việc này không giúp làm sạch đũa nhanh hơn mà thậm chí còn làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, tạo những vết nứt nhỏ, trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Cách làm này có thể lây nhiễm chéo các vi khuẩn có hại từ đũa người này sang đũa người khác.

Rửa bát nên dùng nước lạnh hay nước nóng: Sai lầm của người nội trợ 20 năm vẫn không biết - Ảnh 2

Không làm khô bát đũa trước khi cất: Bụi và ẩm trong môi trường kín khí sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi. Bát đũa chồng lên nhau khi chưa khô có thể có mùi hôi, kém sạch sẽ. Bạn hãy sấy hoặc lau thật khô bát đĩa bằng khăn thấm nước rồi cất chúng vào nơi thoáng khí, khô ráo.

Không rửa bát đũa sau khi ăn xong: Thói quen này khiến cho cặn thức ăn thừa bám trên bề mặt bát đĩa, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh nổi nảy nở. Sau khi ăn cơm xong, bạn chỉ nên nghỉ ngơi 1 chút rồi hãy đi rửa bát đũa ngay, đặc biệt tránh để bát đũa bẩn qua đêm, sáng hôm sau mới rửa.

Ảnh minh họa

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news