Theo tin tức từ Người Lao Động, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể vừa có công điện khẩn gửi UBND tỉnh Đồng Tháp và Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp.
Theo công điện, để giải quyết sự cố, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT Đồng Tháp và các đơn vị có liên quan khẩn trương báo cáo sự cố với UBND tỉnh Đồng Tháp, các cơ quan chức năng địa phương và phối hợp xử lý theo qui định tại Nghị định 46/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Hiện trường vụ sập cầu. Ảnh: LĐO
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết trên Tiền Phong, sau khi sự cố sập cầu Tân Nghĩa thuộc xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh xảy ra, tỉnh đã chỉ đạo các cơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra hiện trường và có phương án khắc phục.
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, Công an Công an huyện Cao Lãnh cho biết, bước đầu cơ quan chức năng xác định cầu sập lỗi do tài xế xe tải cố tình lưu thông qua cầu trong khi xe vượt quá tải trọng cầu.
Trong khi đó, trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Ngô Văn Minh (giảng viên Bộ môn cầu hầm, Đại học GTVT Hà Nội) khẳng định đây chỉ là quan niệm lưu truyền dân gian và hoàn toàn không có căn cứ. Mỗi công trình cầu đều có nhiều kịch bản phá hoại, trong đó không loại trừ kịch bản sập cầu do phải chịu tải quá mức.
Tài xế sai khi điều khiển xe quá trọng tải đi qua cầu. Tuy nhiên, theo ông Minh, chưa thể kết luận xe quá tải đi qua cầu thì đương nhiên gây sập.
Theo phân tích của tiến sĩ Minh, một cây cầu cho phép tải trọng 8 tấn thì không có nghĩa phương tiện vượt quá trọng tải đi qua sẽ khiến cầu sập ngay.
Bên cạnh đó, hai phương tiện có trọng tải giống nhau nhưng vẫn có thể gây ra tác động khác nhau lên cầu. Việc này còn tùy thuộc vào số lượng trục bánh xe và khoảng cách giữa các trục (ví dụ ôtô 6 bánh sẽ tác động lực lên mặt cầu ít hơn ôtô 4 bánh cùng trọng tải).