Đào Triết Hiên (Terence Tao) nhận giải Fields năm 31 tuổi và sở hữu một sự nghiệp lẫy lừng. Năm 8 tuổi, anh có chỉ số IQ là 230, là người có chỉ số IQ cao nhất hiện nay. 13 tuổi, anh giành Huy chương vàng tại Cuộc thi Toán học quốc tế, 14 tuổi vào đại học, 21 tuổi nhận bằng tiến sĩ từ ĐH Princeton, 24 tuổi trở thành giáo sư trẻ nhất tại ĐH California, đạt nhiều thành tựu và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực toán học.
Từ nhỏ đã là thần đồng, khi lớn lên, Đào Triết Hiên tiếp tục phô diễn tài năng và được mệnh danh là "Mozart toán học". Tại sao Đào Triết Hiên có thể đạt được nhiều thành tựu như vậy? "Thần đồng" này thực sự "thần" tới mức nào"? Sau nhiều năm, thiên tài toán học này hiện sống ra sao?
Những thành tựu to lớn của Đào Triết Hiên trong toán học một phần là do tài năng phi thường và sự cố gắng sau này của anh, nhưng điểm quan trọng nhất là anh sinh ra trong gia đình có bố mẹ sống trách nhiệm. Bố mẹ Đào Triết Hiên đều tốt nghiệp từ ĐH Hong Kong, là những người có trình độ học vấn cao. Năm 1972, họ quyết định di cư đến Úc, sau đó sinh Đào Triết Hiên.
Từ nhỏ, Đào Triết Hiên đã có một tài năng không giống người thường. Có lẽ do thừa hưởng gen tốt từ mẹ, tài năng toán học của Đào Triết Hiên sớm được phát hiện. Trong khi những đứa trẻ khác còn chơi đùa, cậu bé Triết Hiên lại đam mê với những con số, bắt đầu học toán từ 2 tuổi và đến 3 tuổi thì học xong toán tiểu học.
Đào Triết Hiên trưởng thành, điềm tĩnh không giống những đứa trẻ khác. Vì vậy, bố mẹ đã quyết định đưa cậu bé vào trường tư thục để nhận một nền giáo dục tốt hơn. Nhưng vì thông minh vượt trội, thiên tài như Đào Triết Hiên không thể hòa nhập được với cuộc sống tiểu học của những đứa trẻ bình thường. Bố mẹ cậu bé kịp nhận ra vấn đề. Sau khi thảo luận, mẹ cậu là bà Liang Huilan sẽ từ chức để ở nhà dạy con. Rõ ràng họ không muốn Đào Triết Hiên gặp bất kỳ vấn đề tâm lý nào.
Liang Huilan xuất thân từ ĐH Hong Kong và có bề dày học thuật nên đã dạy con một cách dễ dàng. Dưới sự giáo dục đặc biệt của bà, tài năng của Đào Triết Hiên được phô trương hơn nữa. Liang Huilan đặc biệt phát hiện con trai quan tâm đến toán học, thậm chí có thể giải bài toán bằng phương pháp của học sinh trung học. Lúc này, họ mới nhận ra Đào Triết Hiên là một thiên tài đến mức độ nào và việc giáo dục theo cách của những đứa trẻ bình thường chỉ sẽ làm lãng phí tài năng của cậu.
Vì vậy, bố mẹ Đào Triết Hiên một lần nữa đưa anh vào trường công lập, lần này họ áp dụng phương pháp giảng dạy dành riêng cho những thiên tài. Trong trường, tài năng phi phàm và khả năng tự học mạnh mẽ của Đào Triết Hiên đã phát huy tác dụng lớn. Anh nhanh chóng nắm vững toán học cấp trung học và cảm thấy buồn chán trong giờ học, nên Đào Triết Hiên thường đi nghe các khóa học của các lớp cao hơn. Các giáo viên cũng phát hiện ra tài năng toán học phi thường của anh và hiệu trưởng đã cho phép anh tự do đến lớp khác nghe giảng.
Tại những lớp cao hơn, Đào Triết Hiên luôn chăm chú lắng nghe và gần như có thể nắm bắt kiến thức ngay lập tức. Vì vậy, anh bắt đầu tự học môn giải tích, một môn học khá khó. Có lẽ đây chính là hình mẫu của một học sinh giỏi thực sự. Mặc dù Đào Triết Hiên đã nắm vững chương trình trung học từ thời tiểu học và bắt đầu học chương trình trung học từ thời cấp hai, anh chưa bao giờ bỏ lỡ một lớp.
Nhà toán học xuất sắc
Sự xuất sắc và thông minh sớm của Đào Triết Hiên đã được đăng trên các tờ báo địa phương, và dần dần trở nên nổi tiếng. Sau đó, danh tiếng của Đào Triết Hiên đã lan truyền đến Mỹ. Nhiều người nghi ngờ rằng điều này chỉ là một chiêu trò PR. Vì vậy, năm Đào Triết Hiên 8 tuổi, một giáo sư từ Đại học Johns Hopkins đã mời gia đình anh đến Mỹ du lịch. Trong chuyến đi, Triết Hiên đã tham gia kỳ thi SAT của Mỹ và đạt 760 điểm trên tổng số 800 điểm. Đây là điểm số mà một đứa trẻ 8 tuổi thông thương không thể đạt được và rất ít những đứa trẻ hơn 10 tuổi đạt được. Điều này đã khiến tên tuổi của Đào Triết Hiên thu hút sự chú ý lớn từ giới toán học Mỹ và thậm chí đã tạo ra một cơn sốt trên toàn cầu. Tiếp theo, cuộc hành trình huyền thoại của Đào Triết Hiên chính thức bắt đầu.
Khi Đào Triết Hiên 13 tuổi, anh đã giành được huy chương vàng tại Cuộc thi Toán học Quốc tế (IMO). Trong khi những đứa trẻ khác vẫn đang vất vả với toán học cấp hai, anh đã giành chiến thắng tại cuộc thi Toán học Olympic. Sự quan tâm từ giới học thuật đối với cậu bé này ngày càng tăng.
Đào Triết Hiên trở nên nổi tiếng trên các tờ báo lớn tại Mỹ, thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học khi mới 8 tuổi. Sau đó, ĐH Wales ở Mỹ tổ chức bài kiểm tra IQ. Qua quá trình kiểm tra tiêu chuẩn đầy đủ, kết luận được rằng Đào Triết Hiên có chỉ số IQ đạt 230, kết quả này đã gây sốc cho mọi người.
Chỉ số IQ của người bình thường dao động từ 80 đến 120. Chỉ số IQ vượt quá 140 đã được xem là thiên tài. Chỉ số IQ của nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ 20, Albert Einstein, chỉ là 146, còn một nhà vật lý vĩ đại khác, Stephen Hawking, có chỉ số IQ là 160. Những gì họ đã đạt được không cần phải nói thêm, nhưng Đào Triết Hiên có chỉ số IQ lên tới 230, đây cũng là người có chỉ số IQ cao nhất từ trước tới nay. Không ai biết Đào Triết Hiên có thể đạt được những thành tựu gì.
Lần kiểm tra trí tuệ này đã khiến Đào Triết Hiên trở thành một người nổi tiếng. Nếu không có cuộc kiểm tra IQ này, có thể cuộc đời của anh sẽ bị lãng phí. Trước đây, mọi người chỉ ngạc nhiên về tài năng phi thường của anh, nhưng bây giờ, với kết quả kiểm tra IQ chính xác, anh càng khẳng định vị thế "thần đồng" của mình.
Nhiều trường đại học ở Mỹ đã mời Đào Triết Hiên, nhưng vì anh còn quá nhỏ nên cha mẹ không cho con tới Mỹ mà để cậu bé tiếp tục học sâu về toán học tại ĐH Flinders của Úc. Trong thời gian học tập, Đào Triết Hiên không từ bỏ đam mê toán học, anh tham gia nhiều kỳ thi Toán học Olympic và giành được nhiều huy chương. Anh luôn giữ vị trí trong top 3 mà không gặp bất kỳ lỗi lầm nào.
Năm 17 tuổi, Đào Triết Hiên đã nhận được bằng thạc sĩ, sau đó anh tiếp tục học tại Đại học Princeton ở Mỹ và trong vòng bốn năm đã giành được bằng tiến sĩ. Ở tuổi 24, anh trở thành giáo sư tại Đại học California, là giáo sư trẻ tuổi nhất tại thời điểm đó.
Giải thưởng Fields
Thời điểm mà một nhà toán học đạt được những thành tựu thường tập trung vào khoảng từ 20-40 tuổi và Đào Triết Hiên cũng không ngoại lệ. Anh đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng trong nhiều lĩnh vực toán học, đạt được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực giải tích, số học và phương trình vi phân riêng.
Năm Đào Triết Hiên 31 tuổi, anh đã giành được giải thưởng cao quý nhất trong giới toán học, giải "Fields", là một trong hai người gốc Hoa từ trước đến nay đã giành được giải này. Thành tựu này là điều mà nhiều người cùng trang lứa chỉ có thể ngưỡng mộ.
Đối với những nhà toán học, giải Fields giống như giải Nobel, là vinh dự tối cao. Hơn nữa, giải Fields chỉ được trao cho những nhà toán học trẻ dưới 40 tuổi, với nhiều người, giải này chỉ tồn tại trong giấc mơ. Việc Đào Triết Hiên giành giải Fields ở tuổi 31 không chỉ dựa vào sự cố gắng sau này của anh, mà còn do tài năng toán học phi thường do trời ban.
Đào Triết Hiên không chỉ có chuyên môn toán học sâu rộng mà còn rất giỏi trong việc giảng dạy. Năm 2005, anh nhận giải thưởng dạy giỏi Robert Sorgenfrey tại trường Đại học California, Los Angeles.
Cuối năm 2006, ở tuổi 31, Đào Triết Hiên bắt đầu viết về những trải nghiệm nghiên cứu toán của mình trên WordPress để chia sẻ với những đồng nghiệp khác. Nếu nhiều nhà khoa học khác không chia sẻ dự án nghiên cứu của mình với người khác thì Đào Triết Hiên lại khác. Anh muốn cùng mọi người giải quyết những vấn đề khó trong lĩnh vực toán học. Đó mới là tầm nhìn của một thiên tài.
Đào Triết Hiên là một chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực toán học như phân tích hài hòa, phương trình vi phân, toán tổ hợp, toán phân tích, lý thuyết số đại số,... Trong những năm qua, anh đã xuất bản nhiều bài báo và đưa ra một lý thuyết mới trong lĩnh vực toán học: kỹ thuật nén hình ảnh số. Vào năm 2007, kỹ thuật này đã được tạp chí "Technology Review" của Mỹ bình chọn là một trong "Mười công nghệ đột phá của năm".
Năm 2015, Terence Tao thông báo đã chứng minh được vấn đề khác biệt của Erdős, một vấn đề mà Paul Erdős đưa ra vào năm 1932 và đã làm cho giới học thuật bối rối suốt 80 năm. Lần nữa, anh đã gây ra một cú sốc lớn trong giới học thuật.
Năm 2014, Quỹ Giải thưởng Đột phá công bố danh sách người giành Giải thưởng Đột phá Toán học của năm và Đào Triết Hiên đã giành chiến thắng. Anh cũng giành vô số giải thưởng, thu về nhiều tiền thưởng. Anh cũng trở thành hội viên của nhiều viện hàn lâm khoa học trên khắp thế giới. Có thể nói, những thành tựu mà Đào Triết Hiên đạt được, nhiều nhà toán học trong cả đời họ chỉ có thể mơ ước. Với tất cả những danh hiệu đó, đó chính là đỉnh cao trí tuệ của loài người.
Tuổi trung niên quay về với cuộc sống gia đình
Mặc dù Đào Triết Hiên luôn mang danh "thần đồng" nhưng một thiên tài cũng cần trở về với gia đình. Vợ của Đào Triết Hiên là Laura, người gốc Hàn, từng là sinh viên của anh tại ĐH California. Hai vợ chồng chỉ cách nhau 2 tuổi, không có sự chênh lệch thế hệ mà rất hòa hợp, đến với nhau một cách tự nhiên.
Đào Triết Hiên hiện tại đã thành công trong sự nghiệp và có một gia đình hạnh phúc, điều mà nhiều người đều mong muốn nhưng không thể có được. Trước tuổi 31, anh luôn duy trì được những thành tích nổi bật. Sau tuổi 31, dù không còn nhiều thành tựu làm chấn động thế giới nhưng những thành quả trước đó đã đủ để anh xứng với danh xưng "thần đồng". Một thiên tài cũng không thể cả đời chỉ tập trung vào nghiên cứu học thuật, cuối cùng họ cũng nên trở về với gia đình và cuộc sống.
Hiện nay, Đào Triết Hiên và vợ đang sống ở California. Trong khoảng thời gian sau này, nhiều người muốn mời anh tiếp tục nghiên cứu toán học, nhưng anh đã từ chối. Đào Triết Hiên nói anh chỉ muốn sống như một người bình thường và có một cuộc sống bình dị.
Dù dành nhiều thời gian hơn cho gia đình nhưng Đào Triết Hiên vẫn đang nghiên cứu một số vấn đề trong giáo dục toán học. Anh muốn không chỉ bản thân học tốt mà còn giúp cho thế hệ sau hiểu và học toán một cách tốt hơn.
Cuộc đời Đào Triết Hiên vừa vĩ đại vừa bình thường. Vĩ đại ở chỗ nhiều thành tựu toán học của anh đã phục vụ lợi ích cho thế hệ sau, bình thường ở chỗ anh không bị mù quáng bởi danh và lợi. Trong gia đình và sự nghiệp, anh đã tạo ra một sự cân bằng hoàn hảo. Anh cũng là một tấm gương lớn cho những người bình thường như chúng ta học hỏi. Đó là, nếu bạn yêu thích thứ gì đó, chỉ cần bạn kiên trì và cố gắng, bạn sẽ luôn đi trước người khác và gặt hái được thành công.