Những phận nô lệ ở Anh không thể có cuộc đời sáng sủa hơn bởi họ bị ngược đãi một đáng sợ. "Bà chủ lấy bàn là dí vào tay tôi", một người giúp việc bị bạo hành trong gia đình có chủ là người Ả Rập Saudi sinh sống tại Anh cho biết.
[mecloud]MzcJAlAPFo[/mecloud] Notting Hill được biết đến là một trong những khu giàu bậc nhất ở London, với hình ảnh của một cuộc sống vương giả.
Người với người bận rộn nói cười và trang trí sân chơi dịp Noel. Những người nơi đây không hề biết đến sự tồn tại của một nhóm phụ nữ nhếch nhác đang túm tụm với nhau ngồi đợi chờ trong giá lạnh.
Họ đều là những người phụ nữ đến từ Philippines sang đây làm việc và đều là nạn nhân của những vụ ngược đãi trong gia đình những chủ nhà người Saudi, Jordani và Qatar sống ở Anh.
Hai người giúp việc ôm nhau khóc. Ảnh: The Guardian |
Cơ hội hiếm hoi để những người phụ nữ nhà thờ gặp gỡ và an ủi nhau chính là buổi lễ nhà thờ hàng tuần.
Câu chuyện của họ thường xoay quanh những khách sạn 5 sao bên bờ Hyde Park. Nhưng không một ai nhớ ra rằng sự thật mình đang sống trong sự ngược đãi, bị bỏ đói và không một xu nào dính túi.
Câu chuyện về những số phận tủi nhục này được tờ The Guardian đăng tải ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Adele (tên nhân vật đã được thay đổi), 34 tuổi đến từ Cavite, Philippines. Cô đã nhận làm giúp việc cho một gia đình tại Ả Rập Saudi bất chấp việc mình sẽ bị đối xử một cách tồi tệ vì gia đình cô đang rơi vào cảnh túng thiếu.
Chính vì cuộc sống gia đình khó khăn, cô đã phải cắn răng chịu đựng sự bạo hành từ gia đình chủ. Gia đình chủ giàu có người Ả Rập đã đưa cô đến London và dẫn cô đến một văn phòng với công việc ký giấy làm visa mà không hề cho phép cô đọc xem đó có nội dung gì.
Adele chia sẻ "Thư ký của ông chủ đưa chúng tôi tới một tòa nhà. Chúng tôi thậm chí không biết mình được đưa đi đâu. Tôi cố gắng đọc hiểu giấy tờ cần kí nhưng ông chủ nói tôi là nô lệ. Tôi không có quyền đọc nó".
Mỗi ngày, cô phải đưa bọn trẻ đến Hyde Park cho đến 1 giờ đêm mới được về nhà. Cô còn bị bỏ đói khi trong người không còn xu dính túi.Theo đó, bà chủ giàu có người Ả Rập Saudi chỉ đưa cô 5 bảng để cho bọn trẻ ăn trưa.
"Khi tôi hỏi tiền ăn trưa của mình thì bà ấy mắng vào mặt tôi hoặc chỉ cho tôi 1 chiếc bánh quy. Lúc nào, tôi cũng thấy đói và lạnh. Đó là những kí ức tồi tệ nhất cuộc đời tôi", cô cho biết.
Thậm chí, tư khi đến làm việc, cô chưa nhận được một đồng lương nào. Adele chỉ là một trong hơn 17.000 người, chủ yếu là phụ nữ được đưa tới Anh theo visa giúp việc đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo chủ.
Trong đó, hai phần ba trong số những đơn xin visa đó là từ những nước vùng vinh như Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nơi mà những người giúp việc bị đối xử tàn tệ như những nô lệ thời trung cổ.
Quy định cho phép những người giúp việc xuất ngoại theo hình thức có quyền đổi việc và gia hạn visa ở Anh đã bị thay đổi năm 2012. Đến nay, visa của họ đều bị ràng buộc với visa của chủ nhà.
Đây là một trong số những quy định khiến nhiều ủy viên quốc hội phê phán vì nó khiến nhiều phụ nữ chân yếu tay mềm bị mắc kẹt trong hoàn cảnh bị đối xử bất công, ngược đãi như nô lệ.
Bộ Nội Vụ Anh cho biết nạn nhân của nạn buôn người có quyền được tố cáo với Ủy ban Quốc gia để xác minh và hỗ trợ. Tuy nhiên, những nữ giúp việc này không dám tố cáo vì sợ bị trục xuất về Philippines.
Adele có thể cười khi nói về việc mình bị ngược đãi nhưng khi nói đến việc bị trục xuất, cô đã khóc "Chúa ơi, tôi đang cười đấy nhưng tôi đã khóc hết nước mắt khi nghĩ tới việc bị nhà chủ trả về. Gia đình tôi ở Philippines đang phải chịu cảnh nợ nần chồng chất".
Còn khá nhiều những trường hợp tương tự như Adele được đăng tải trên các trang mạng xã hội.
Họ đều chung số phận bị ngược đãi như bị xô từ cửa sổ xuống, quỵt lương, bóc lột, bỏ đói, dí bàn là vào chân...
Tất cả những người phụ nữ kém may mắn này đều nhận thấy cuộc sống ở Philippines thực sự là khó khăn và đều biết cuộc sống làm người giúp việc đều đáng sợ nhưng vì tiền họ đều đã chấp nhận với hy vọng mình không phải là một nạn nhân.
Minh Di ( theo The Guardian)