Tin mới

"Sửa tàu xong, chúng tôi lại ra Hoàng Sa đánh bắt"

Thứ ba, 03/06/2014, 15:09 (GMT+7)

"Tàu Trung Quốc vừa đâm vào đuôi tàu chúng tôi, sau đó dùng vòi rồng xịt nước. Khi thấy Kiểm ngư Việt Nam đến thì họ mới rút lui", chủ tàu cá QNg 90567 kể lại.Khoảng 6h30 ngày 3/6, tàu cá QNg 90567 của ngư dân Nguyễn Tấn Cu (sinh năm 1972, quê thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã cập cảng Sa Kỳ sau 1 tháng đánh bắt ngoài khơi.
Ngay sau khi cập bến, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Cu đã đến cơ quan chức năng để trình báo về việc bị tàu Trung Quốc tông làm hư hỏng khi hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Nhập mô tả cho ảnhPhóng toAnh Cu chỉ vết nứt ở phần đuôi tàu cá sau khi bị tàu Trung Quốc tông.Tuy nhiên sau khi khắc phục sự cố, thấy tàu có thể tiếp tục hoạt động nên thuyền trưởng quyết định ở lại đánh bắt.
Theo lời của anh Cu, tàu xuất bến vào 4/5 với 14 ngư dân. Khoảng 8h ngày 5/5, khi đến vùng biển Hoàng Sa, cách giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép khoảng 8 hải lý thì QNg 90567 bị nhiều tàu của Trung Quốc rượt đuổi, dùng vòi rồng xịt nước sang.
Khoảng 20 phút sau, tàu Trung Quốc mang số hiệu 37101 tăng tốc đâm thẳng vào chính giữa thân tàu. May mắn thuyền trưởng Cu đã đánh lái sang một bên nên tàu Trung Quốc chỉ tông vào phía đuôi QNg 90567.
Rượt đuổi khoảng 30 phút nữa thì tàu Trung Quốc bỏ đi sau khi có sự xuất hiện của các tàu Kiểm ngư Việt Nam. Qua kiểm tra và khắc phục hư hỏng, chủ tàu Cu quyết định ở lại tiếp tục đánh bắt cho đến 3/6 mới cập bến.
Nhập mô tả cho ảnhTàu cá QNg 90567 có công suất 440 CV, trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng được anh Cu hạ thủy và ra khơi chuyến đầu tiên vào đầu năm 2014, đến chuyến đánh bắt 2 thì gặp nạn.
"Với cú tông như vậy chắc chắn kết cấu của tàu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì thế sau khi bán cá hết, tôi phải kéo lên bờ để kiểm tra lại toàn bộ. Sau khi sửa chữa xong, chúng tôi lại ra biển Hoàng Sa đánh bắt", chủ tàu khẳng định.

 

 

Trong lúc vừa né tránh va chạm với tàu Trung Quốc, vừa chống đỡ vòi rồng phun mạnh vào cabin, chúng tôi thấy một tàu kiểm ngư Việt Nam tiến về phía tàu mình. Lúc này tàu Trung Quốc mới rút đi. Tuy nhiên, toàn bộ máy móc, ngư cụ ướt hết, một số rơi xuống biển”.
Chủ tàu cá QNg 90567 kiêm thuyền trưởng Nguyễn Tấn Cu (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) tường thuật sáng 3-6 khi đưa tàu cá của mình về đến cảng Sa Kỳ, sau gần một tháng bị tàu Trung Quốc tấn công.
Tàu QNg 90567 trở về cảng trong tình trạng đuôi mạn phải bị tông, tàu rạn nứt nhiều vết, nhiều ngư cụ bị trôi xuống biển, bị hỏng vì bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng, nhưng các ngư dân vẫn cố khắc phục sự cố để tiếp tục bám ngư trường Hoàng Sa khai thác.
Ngay sau khi tàu cập cảng, các thuyền viên và chủ tàu đã trình báo sự việc với đồn biên phòng Tịnh Kỳ và được đồn biên phòng lấy lời khai từ các thuyền viên.
Phờ phạc sau chuyển biển dài, trong cơn mệt mỏi, thuyền trưởng Nguyễn Tấn Cu kể lại: 8g sáng 5-5, khi tàu chúng tôi đang đánh bắt ở đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cách nơi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép chừng 6 hải lý, thì bị hai tàu Trung Quốc mang số hiệu 4001 và 37101 kèm cặp, truy đuổi hơn 30 phút.
"Anh em chúng tôi vẫn kiên trì chạy tránh né hai tàu này. Sau đó, chỉ có tàu 4001 chạy song song, còn tàu 37101 lùi về phía sau. Nhưng nó tăng tốc rất nhanh, ít nhất cũng 13 hải lý/giờ, và tông trực diện vào tàu cá. Ngay lập tức, tôi bẻ lái tránh nên chỉ bị tông phía mạn đuôi phải. Do tàu tôi mới đóng 2 tháng, có bọc thép viền quanh mạn thuyền nên mới chịu được cú tông đó, chứ tàu gỗ cũ là tiêu rồi” - anh Cu kể và nói thêm - “Rõ ràng là họ cố tình tông vào chúng tôi chứ không phải va quẹt bình thường”.
Sau khi tránh được cú tông chí mạng, hai tàu Trung Quốc tiếp tục kèm tàu QNg 90567 vào giữa rồi phun vòi rồng.
Cho đến giờ ngư dân Nguyễn Văn Vương vẫn còn nhớ rõ giây phút sống còn đó: “Hai tàu Trung Quốc lớn lắm, lại kèm tàu chúng tôi vào giữa, sau đó chúng phun vòi rồng hơn 40 phút liên tục về phía tàu. Anh em phải đóng tất cả các cửa ca-bin, dùng mền chắn kính lại và liên tục cho tàu chạy với vận tốc cao để thoát ra”.
Thuyền trưởng Cu kể thêm: “Trong lúc vừa né tránh va chạm với tàu Trung Quốc, vừa chống đỡ vòi rồng phun mạnh vào cabin, chúng tôi thấy một tàu kiểm ngư Việt Nam tiến về phía tàu mình. Lúc này tàu Trung Quốc mới rút đi. Tuy nhiên, toàn bộ máy móc, ngư cụ ướt hết, một số rơi xuống biển”.
Sau khi thoát khỏi hai tàu Trung Quốc, các ngư dân trên tàu QNg 90567 đã tự gia cố tạm tàu để tiếp tục khai thác. Về đến Cảng Sa Kỳ, anh Cu cho biết, bán cá xong, sẽ đem tàu lên triền đà sửa lại.
“Tàu gỗ mà bị tông là nứt hết, muốn ra khơi an toàn phải gia cố lại nếu không ra khơi dài ngày sẽ rất nguy hiểm”, anh nói.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news