Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc cổ đại, hoàng đế là người cai trị đất nước, quyền lực của đế quốc là tối cao, mọi việc trong nước đều do hoàng đế quyết định. Để củng cố quyền lực đế quốc cũng như củng cố quyền lực và địa vị tuyệt đối của mình, hoàng đế đã ban hành nhiều luật hình sự để trừng phạt những người mắc lỗi, không tuân theo kỷ luật.
Ngoài những hình phạt cơ bản như bỏ tù, xử tử, tru di tam tộc, tru di cửu tộc, thả trôi sông (chủ yếu là đối với phụ nữ không giữ đoan chính),... một hình phạt khác cũng được áp dụng là cho đi lưu đày. Trên phim ảnh, hình thức xử phạt này cũng được nhiều lần tái hiện. Không có quá khó để tìm thấy những tác phẩm cổ trang có hình thức xử phạt đặc biệt này.
Lưu đầy tức là trục xuất tội phạm đến những vùng xa xôi và để họ sống ở một số khu vực cằn cỗi, hoang vắng. Hiện nay, không ít người tò mò về việc thời xưa chưa có công nghệ tiên tiến, tại sao những người bị tội lưu đày không thừa cơ tìm cách trốn thoát. Tờ Sohu ngay sau đó đã đưa ra những lý do rất chính xác.
Lưu đày tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm được chia làm ba cấp độ, nhẹ nhất là lưu đày 2.000 dặm, tiếp theo là lưu đày 2.500 dặm, nặng nhất là lưu đày 3.000 dặm.
Lý do thứ nhất, theo tờ 163, những người bị xử tội lưu đày ra biên giới phần lớn đều là những quan lại phạm tội, có người bị xử oan nhưng cũng có người không. Do từng làm quan trong triều đình, họ có người thân, bạn bè giúp đỡ tiền bạc trước khi lên đường. Trên đường đi, nhờ "hối lộ" những quân lính hộ tống, họ sẽ được chăm sóc kĩ lưỡng hơn.
Hình phạt xưa có một hệ thống trừng phạt liên hoàn, tức là nếu một người phạm sai lầm thì cả gia đình sẽ bị liên lụy. Nếu tù nhân trốn thoát, triều đình sẽ ngay lập tức đến thẳng quê nhà của tù nhân để bắt giữ người nhà của họ. Do đó, những người phạm tội lưu đày sẽ chọn lựa việc tiếp tục chấp hành án phạt và không dám trốn thoát để không liên lụy đến gia đình, người thân.
Như vậy, việc tự mình trốn thoát vừa không đảm bảo thành công mà còn có nguy cơ liên lụy đến người nhà là quá lớn.
Thứ hai, những vùng hoang dã thời phong kiến đầy rẫy nguy hiểm. Một khi trốn thoát, họ có thể bị thú dữ tấn công và trở thành mồi nhắm của thú hoang. Hoặc nếu lạc vào vùng núi hoang vu, cằn cỗi, khả năng sống sót là rất mong manh. Đặc biệt các tù nhân đều bị xiềng xích ở chân rất nặng nề, một khi trốn thoát sẽ phải lê cả gông cùm, xiềng xích. Dù có trốn thoát thành công, lâu ngày không tháo ra sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng và chết giữa nơi hoang vu.
Hơn nữa, các thành cổ cũng tương đối độc lập, quan binh sẽ kiểm tra giấy tờ ở cổng thành, nếu phát hiện tù nhân trốn thoát, quan quân canh giữ thành sẽ nhận được lệnh bắt giữ ngay lập tức.
Trong trường hợp không trốn thoát thành công, các tù nhân sẽ bị chặt đầu, hoặc bị bắt trở về. Vốn dĩ khi bị lưu đày, mấy năm sau họ có thể trở về quê hương, nhưng nếu trốn thoát và bị bắt lại, những tù nhân này sẽ bị xử chết ngay lập tức. Nếu vô tình trốn thoát, triều đình sẽ dán lệnh truy nã khắp nơi.
Ngoài ra, xung quanh khu vực đi lưu đày đều có quan viên theo dõi, các quan viên đều có trang bị vũ khí, căn bản đánh không lại bọn họ. Ngoài những chiếc gông cùm nặng nề, khuôn mặt của những người tù bị đày đều có những vết hằn rõ ràng, điều này cũng thể hiện danh tính của họ là tù nhân.
Mặc dù hình phạt là để trừng phạt tù nhân, nhưng trong thời gian lưu đày sẽ phát đồ ăn cho tù nhân, để tránh cho tù nhân chết đói trên đường đi, nếu trốn thoát mà không có đồ ăn thức uống thì sẽ sớm chết đói.
Lý do cuối cùng cũng quan trọng không kém, đó chính là người xưa rất coi trọng danh tiếng của bản thân, dù phạm tội và trở thành tù nhân, bị xử đi lưu đày nhưng họ tuyệt đối trung thành, tuyệt nhiên không có ý định bỏ trốn để làm hủy hoại thanh danh chính mình.