Tin mới

Tăng lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên lợi ích cho người lao động

Thứ bảy, 18/06/2022, 09:12 (GMT+7)

Doanh nghiệp cần thực hiện những điều khoản có lợi cho người lao động khi thực hiện tăng lương.

Theo VNExpress, vào ngày 17/6, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn triển khai Nghị định 38 của Chính phủ về điều chỉnh lương tối thiểu từ ngày 1/7.

Theo đó, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và phúc lợi khác theo quy định của luật lao động. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cần rà soát tất cả thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định để điều chỉnh tiền lương cho phù hợp.

Tăng lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên lợi ích cho người lao động. Ảnh: Internet
Tăng lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên lợi ích cho người lao động. Ảnh: Internet

Tiếp tục thực hiện những thỏa thuận có lợi cho người lao động trong đó có chế độ tiền lương trả cho lao động làm công việc hoặc chức danh đã qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nguyên tắc là mỗi lần điều chỉnh hay có thay đổi về tiền lương, người sử dụng lao động đều phải thông báo rõ cho người lao động biết, đồng thời thể hiện lại trong hợp đồng, thỏa ước hoặc nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Song trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp ban hành quyết định hoặc thông báo tới người lao động song không thể hiện lại trong hợp đồng.

Tăng lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên lợi ích cho người lao động. Ảnh: Internet
Tăng lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên lợi ích cho người lao động. Ảnh: Internet

Trước đó, nghị định 38 ban hành đã quy định đức lương tối thiểu chính thức điều chỉnh thêm 6% từ ngày 1/7, tương ứng 180.000-260.000 đồng so với hiện hành.

Theo đó, Vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

Song, nghị định mới không còn bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng cho lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề nói chung; người tốt nghiệp đại học, cao đẳng nói riêng; chỉ bắt buộc người sử dụng lao động trả lương không thấp hơn lương tối thiểu tháng nêu trên. Trong khi đó, các nghị định tăng lương trước đây đều có điều khoản này.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở?

Sau khi Chính phủ đề xuất với Quốc hội về việc tăng mức lương cơ sở, nếu được thông qua thì mức lương hưu và trợ cấp BHXH có được điều chỉnh tăng theo hay không?