Tin mới

Tết Đoan Ngọ nên ăn gì để 'diệt sâu bọ', thắp hương giờ nào thu hút tài lộc, may mắn

Thứ hai, 19/06/2023, 14:34 (GMT+7)

Rượu nếp, vải, mận, vịt.... là những món ăn thường thấy trong mâm cũng lễ Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống được người dân ta giữ gìn. Mặc dù không phải ngày lễ lớn như Tết Nguyên đán nhưng vào ngày 5/5 âm lịch, nhiều gia đình dâng lên ban thờ mâm cơm để thể hiện lòng thảo kính. 

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ. Trong ngày này, người dân thường sửa soạn mâm cúng dâng gia tiên, không quá phức tạp nhưng vẫn cần những lễ vật cơ bản. Những lễ vật này thường là sản vật đặc trưng của mùa hè với ý nghĩa nhằm xua đuổi sâu bọ phá hoại mùa màng, cầu mong sức khỏe an lành và cuộc sống đủ đầy, ấm no.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Trái cây: Vải, mận, đào là những loại quả phổ biến dùng làm lễ vật cúng trong Tết Đoan Ngọ. Các loại quả này cũng lại trùng mùa, không chỉ ngon rẻ mà hương vị chua ngọt dịu dàng của chúng được cho là có thể diệt sâu bọ, những vật kí sinh trong cơ thể người. 

Hoa tươi: Đây là lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ. Có thể cắm bất kì hoa gì trong mâm lễ. Hiện có các loại hoa đang trong mùa như hoa sen, hoa nhài, hoa ngọc lan... Cùng đó không thể thiếu đó là quả cau. 

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường thấy trong các gia đình.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường thấy trong các gia đình.

Rượu nếp cái, nếp cẩm: Đây là món quan trọng nhất trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọc. Có lẽ chỉ cần thấy người ta bán rượu nếp ngoài đường hay nghe tiếng rao là bạn có thể đoán ngay được ngày Tết Đoan Ngọ cận kề. Không cần quá nhiều, chỉ cần một bát nhỏ rượu nếp bày cùng hoa quả là được. Vào ngày này bạn cũng không nên ăn nhiều quá để tránh bị say ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Bánh gio mật mía: Bánh gio mật mía có quanh năm nhưng vào ngày 5/5 âm lịch, món bánh này được dâng kèm trong mâm lễ. Bánh gio được làm từ gạo nếp rẫy vừa dẻo lại thơm, gói từ lá chít bánh tẻ giúp bánh có màu vàng hổ phách đẹp lại dễ bóc. Khi ăn, bánh có mùi thơm đặc trưng. 

Tết Đoan Ngọ nên ăn gì để 'diệt sâu bọ', thắp hương giờ nào thu hút tài lộc, may mắn - Ảnh 1
 

Theo quan niệm dân gian, vào ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người dậy sớm, ngay từ sáng đã ăn cơm rượu nếp hoặc hoa quả như mận, vải để có thể "diệt sâu bọ". Tuy nhiên, ngay từ tên gọi, Đoan Ngọ nghĩa là giữa trưa, bởi vậy, giờ thắp hương đúng nhất nên vào giờ Ngọ, tức là từ 11 giờ đến 13 giờ chiều.

Thịt vịt là món ăn thường được các gia đình ăn vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Thịt vịt là món ăn thường được các gia đình ăn vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Sau đó, mọi người sẽ hạ lộc ăn luôn để diệt sâu bọ. Thêm vào đó, mọi người thường ăn thêm thịt vịt. Thịt vịt còn có tác dụng giải độc mụn sưng và hạ nhiệt. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, thời tiết nóng nực, oi bức. 

Đồng thời vào tiết khí Hạ chí, lúc này, thời tiết thay đổi thất thường, dễ khiến con người nhiễm bệnh cảm cúm, ho sốt, say nắng, sốt xuất huyết,...  Cho nên, việc ăn thịt vịt sẽ giúp cân bằng nhiệt, dưỡng thân tốt hơn. 

Ảnh minh họa

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news