Chiều 30 Tết là thời gian tất cả các gia đình chuẩn bị đồ cúng, dọn dẹp bàn thờ để cúng tất tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chuẩn bị và bày mâm cỗ để cúng tất niên.
Về cơ bản, thông thường vào 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó ăn tối. Còn một mâm được dùng để cúng giao thừa.
Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, sau đó các thành viên khác trong gia đình làm lễ vái.
Bữa cơm cuối năm được chuẩn bị thịnh soạn hơn ngày thường và tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng biệt.
Mặc dù mỗi gia đình tùy theo vùng miền có cách bày trí và chuẩn bị mâm cỗ khác nhau nhưng khâu chuẩn bị cần đảm bảo các yếu tố của một mâm cúng tất niên.
Mâm ngũ quả là thành phần không thể thiếu trong mâm cúng tất niên. Ảnh: Internet |
- Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, bánh chưng, trà, bánh tét...
- Cỗ mặn hoặc chay với những món ăn ngày Tết được chế biến thơm ngon, tinh khiết và bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Mâm cúng gia tiên cần phải được bày biện đẹp mắt, trang nghiêm. Ảnh: Internet |
Theo đó, mâm ngũ quả dành để cúng gia tiên nên chọn những loại quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín để có thể ăn được.
Hoa quả xanh, nhựa không được dùng để cúng gia tiên. Hoa quả trên bàn thờ cũng cần phải tươi.
Trong bữa cơm tất niên các thành viên trong gia đình có mặt đông đủ và nói những chuyện vui vẻ, động viên nhau. Ảnh: Internet |
Trong bữa cơm tất nên, các thành viên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui và những dự định của năm mới, động viên nhau vươn lên và nỗ lực để tạo không khí đầm ấm và hòa thuận.
Minh Di (tổng hợp)