Tết nguyên đán hay còn được gọi là tết cổ truyền được coi là ngày lễ truyền thống lớn nhất tại Việt Nam. Đây được coi là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi gia đình và toàn dân tộc.
Nguồn gốc
Tết cổ truyền được coi là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Ảnh: Internet |
Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên đán được coi là dịp lễ quan trọng nhất trong năm do ảnh hưởng của văn hóa Tết âm lịch Trung Hoa và vòng văn hóa Đông Á. "Nguyên đán" có gốc chữ Hán "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hoặc sơ khai và từ "đán" là buổi sáng.
Theo đó, trong lịch sử của Trung Hoa, nguồn gốc của Tết nguyên đán có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuông màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu (tháng chạp). Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng một làm tháng Tết.
Đến đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết nhất định vào tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ T3 TCN), Tần Hủy Hoàng đã đổi qua tháng Hợi, tức tháng Mười. Sang thời nhà Hán, Hán Vũ Đế ( 140 TCN) đã đặt lại ngày Tết vào tháng Dần tức là vào tháng Giêng.
Tại Việt Nam, trước năm 1967, ngày 8/8/1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn ở miền Băc.
Do đó, hai miền Nam và Bắc đón Tết Mậu thân hai ngày khác nhau (miền Bắc ngày 29/1 trong miền Nam là ngà 30/1). Từ năm 1976, cả hai miền Nam và Bắc đã dùng chung múi giờ GMT+7 và từ đó cả dân tộc đón chung Tết cổ truyền.
Ý nghĩa
Quy luật 3 năm nhuận 1 tháng âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/1 và sau ngày 19/12 dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2. Người Việt ăn mừng Tết cổ truyền với niềm tin thiêng liêng vì đây là ngày đoàn tụ, ngày làm mới, ngày tạ ơn và hy vọng...
Ngày đoàn tụ
Tết là ngày đoàn tụ của cả gia đình. Ảnh: Internet |
Ngày Tết được coi là ngày đoàn tụ khi đây là dịp để mọi người xa quê hương có cơ hội được trở về cùng với gia đình.
Trong đời sống tâm linh của người Việt, những ngày tết, các gia đình đều thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm với con cháu.
Ngày làm mới
Tết được coi là ngày đầu tiên của năm mới, là thời gian mọi người có cơ hội được ngồi ôn lại việc của năm cũ và kế hoạch cho năm mới với tâm trạng tràn đầy niềm tin và hy vọng. Những việc làm của năm mới có thể về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa lại nhà cửa...
Những gì không được dùng đến sẽ được bỏ đi, đồ đạc được lau chùi sạch bóng. Mọi người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới và đón chào một sự khởi đầu mới.
Ngày tạ ơn và hy vọng
Ngày tết còn được coi là ngày sinh nhật của tất cả mọi người. Nói cách khác đây còn được coi là ngày lễ tạ ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên...
Minh Di (tổng hợp)