Tin mới

Thêm một dị bản và góc nhìn “lạ” về truyện Tấm Cám

Thứ hai, 18/08/2014, 11:31 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, Tấm Cám là một câu chuyện mang nội dung minh triết và cho rằng đoạn kết “Tấm dội nước sôi vào Cám” không phù hợp.

(Tinmoi.vn) “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, Tấm Cám là một câu chuyện mang nội dung minh triết và cho rằng đoạn kết “Tấm dội nước sôi vào Cám” không phù hợp. 

Trong cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh phương Đông”, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã nêu một dị bản khác của truyện Tấm cám. Ông cho rằng, dị bản này thể hiện được mạch minh triết so sánh tính thiện ác và hệ quả của cái ác tự tiêu diệt. 

Theo "dị nhân" - nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Tấm Cám là một câu chuyện mang nội dung đầy minh triết. Do đó mọi hình ảnh của câu chuyện tuy gần gũi với đời thường nhưng mang tính biểu tượng rất cao. Từ đó, ông cho rằng đoạn kết là một hình tượng man rợ của một cô tấm dội nước sôi vào cô cám, làm mắm đưa về cho mẹ kế với hình ảnh người mẹ ăn thịt con không hợp lý với mạch minh triết của câu chuyện. 

Thêm một dị bản và góc nhìn “lạ” về truyện Tấm CámTheo "dị nhân đuổi mưa" Nguyễn Vũ Tuấn Anh, truyện Tấm cám mang nội dung minh triết.

Người ta giải thích rằng đây là sự trả thù của cô Tấm trong sự truy sát của Cám trong nội dung câu chuyện. Cách giải thích này có vẻ hợp lý hình thức với cách nhìn trực quan thực tế cuộc sống về sự thù hận và trả thù của con người. Nhưng đây là một câu chuyện mang một nội dung đầy minh triết. Do đó mọi hình ảnh của câu chuyện tuy gần gũi với đời thường nhưng mang tính biểu tượng rất cao. Cho nên sẽ hoàn toàn không hợp lý với mạch minh triết của câu chuyện nếu được mô tả chính cô tấm dội nước sôi vào em gái mình”, ông Tuấn Anh viết. 

Ông Tuấn Anh cũng đưa ra một dị bản Tấm Cám mà ông được nghe kể lại từ thời còn thơ ấu và cho rằng đoạn kết của bản này hợp với tính minh triết của câu chuyện. 

Đoạn kết của dị bản ông Tuấn Anh đưa ra có nội dung: “Khi thấy cô Tấm sống lại quá đẹp thì cô Cám hỏi phương pháp làm đẹp. Khi được trả lời do tắm dầu đang sôi. Cô Cám về cung bắt quân hầu lập tức nấu dầu sôi đến cực độ và tự nhảy vào tắm với mong muốn đẹp như cô Tấm để tranh ngôi hoàng hậu. cô cám chết. Cô Tấm lấy muối ướp xác em đưa về quê chôn cất. Nhưng mụ dì ghẻ lại tưởng là mắm do com gái mình gửi về vì không biết con mình đã chết mà vẫn cho là đang ở ngôi đương kim hoàng hậu nên dùng để ăn. Khi phát hiện ra đã ăn thịt con mình, mụ lăn ra chết”. 

Theo "dị nhân" Tuấn Anh, tính hợp lý của dị bản này là mạch minh triết, so sánh tính thiện ác và hệ quả của cái ác tự tiêu diệt. Nó xác định được một giá trị minh triết là những tham vọng điên cuồng của con người tự hại chính mình. Đây cũng chính là nội hàm rất nhân bản của hầu hết những câu chuyện minh triết Việt: không có sự trả thù của nạn nhân và các nhân vật liên quan như Thạch Sanh tha chết cho mẹ con Lý thông…” 

“Một mạch truyện mang tính minh triết sâu sắc thì hình tượng phải mô tả một nội dung tương tự xuyên suốt kết cấu câu chuyện. Nếu từ cái nhìn trực quan đời thường để hiểu cô Tấm dội nước sôi vào em mình và làm mắm cho bà dì ăn sẽ là cách giải thích đơn giản về một hành vi cụ thể trong cách trả thù của cô Tấm. 

Trong điều kiện mô tả trực quan thì cô Tấm có thể sử dụng những hành vi cụ thể khác để trả thù, như: cho lính chem., treo cổ, uống thuốc độc, bỏ rọ dìm xuống sông …không cần phải dụ cô Cám đồng ý dội nước sôi”, ông Tuấn Anh viết. 

H.Minh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news