Tin mới

Việt Nam đang sở hữu 'kho báu' định đoạt tương lai, Trung Quốc sắp hết

Thứ năm, 16/12/2021, 16:41 (GMT+7)

Thứ "kho báu" Việt Nam đang nắm giữ, nước ta khai thác chưa được là bao, trong khi đó người hàng xóm Trung Quốc lại có dấu hiệu cạn kiệt.

Thứ "kho báu" được nhắc tới ở đây chính là kim loại antimon. Đây là một kim loại màu quan trọng được ứng dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như sản xuất vòng bi, trục máy, phụ tùng ôtô. Đặc biệt, antimon được sử dụng nhiều trong sản xuất các sườn cực ắc-quy, chiếm từ 10 đến 12% khối lượng của các sườn điện cực.

Việt Nam đang sở hữu 'kho báu' định đoạt tương lai mang tên antimon
Việt Nam đang sở hữu "kho báu" định đoạt tương lai mang tên antimon

Ngoài ra, antimon còn được ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng như chế tạo vỏ lựu đạn, chất nổ. Một số lĩnh vực khác dùng tới antimon có thể kể đến như sản xuất cao su, thuốc nhuộm, diêm, thủy tinh, dây cáp, vật liệu bán dẫn...

>> Xem thêm: Việt Nam phát hiện mỏ 'vàng trắng' cực khủng, trữ lượng lên tới 43 tỷ USD

Trong lĩnh vực công nghệ cao, antimon là thành phần chính trong chất bán dẫn, bảng mạch, công tắc điện, ánh sáng huỳnh quang, kính trong suốt chất lượng cao và pin lithium-ion. Những sản phẩm điện tử thông minh như TV độ phân giải cao, thiết bị nhà bếp hiện đại hay thậm chí ô tô sử dụng mạch kỹ thuật đều cần tới antimon.

Việt Nam đang sở hữu 'kho báu' định đoạt tương lai, Trung Quốc sắp hết - Ảnh 1

Với những ứng dụng tuyệt vời này có thể hiểu được vì sao antimon lại rất quan trọng đối với tất cả các ngành công nghiệp của hiện tại và tương lai. Không quá khí gọi kim loại này là "kho báu định đoạt tương lai" nếu quốc gia nào sở hữu.

Được biết, antimon nguyên chất có tính chất đặc biệt là cứng và giòn. Kim loại này hầu như chỉ được sử dụng dưới dạng hợp kim mà không được sử dụng ở dạng kim loại.

Theo thống kê của Christopher Ecclestone có trụ sở ở London cho biết cách đây vài năm, Trung Quốc sản xuất tới 80% nguồn cung antimon trên thế giới. Tuy nhiên một vài năm gần đây, việc khai thác quá mức cùng giá hàng hóa thấp kéo dài, khiến tỷ trọng sản xuất antimon trên toàn cầu của Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 53%.

Việt Nam đang sở hữu 'kho báu' định đoạt tương lai, Trung Quốc sắp hết - Ảnh 2

Trong khi đó, theo thống kê của Viện MIT (Mỹ), năm 2019, Việt Nam xuất khẩu antimon đứng thứ 2 thế giới. Địa điểm xuất khẩu chủ yếu antimon của Việt Nam là: Bỉ (9,63 triệu USD), Nhật Bản (6,44 triệu USD), Tây Ban Nha (4,49 triệu USD), Mỹ (4,01 triệu USD) và Pháp (2,66 triệu USD).

Trong đó, một số thị trường xuất khẩu antimon của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất giai đoạn 2018-2019 phải kể tới Tây Ban Nha (1,42 triệu USD), Hàn Quốc (1,29 triệu USD) và Mỹ (1,06 triệu USD). 

Tuy nhiên, theo đánh giá của Statista, sản lượng khai thác antimon tại Việt Nam vẫn chưa ổn định. Minh chứng là trong 10 năm qua, sản lượng trung bình chỉ đạt khoảng 300 tấn. Đáng chú ý năm 2013 vượt trội (1.238 tấn) và năm 2014 (1.373 tấn).

Việt Nam đang sở hữu 'kho báu' định đoạt tương lai, Trung Quốc sắp hết - Ảnh 3

Để khai thác có hiệu quả "khó báu tương lai" này, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định về "Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram, antimon đến năm 2025, có xét đến năm 2035". Trong giai đoạn đến năm 2025, Việt Nam duy trì sản xuất các dự án hiện có và tiến hành đầu tư mới một số dự án trên địa bàn các tỉnh Tuyên Quang. Dự kiến sản lượng khai thác đến năm 2020 đạt 860 tấn antimon, năm 2025 đạt 819 tấn antimon.

Trong giai đoạn 2026 - 2035, tiến hành đầu tư duy trì sản xuất các dự án hiện có, đầu tư mới dự án antimon. Dự kiến sản lượng khai thác đạt 1299 tấn antimon. Với hàng loạt tiềm năng lớn về antimon, Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng phát triển cho tương lai của ngành này, theo Doanh nghiệp và Tiếp thị.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news