Những thương hiệu do người Việt sáng lập không chỉ nổi danh đình đám trong cộng đồng Việt kiều mà còn “làm mưa, làm gió” với những người Mỹ sành ăn, chơi.
Với sống lượng khoảng 2 triệu người, cộng đồng người Việt tại Mỹ (tập trung chủ yếu tại california) đã đóng góp không nhỏ tới sự phát triển kinh tế của nước sở tại thông qua các thương hiệu đình đám cho chính họ dốc tâm huyết xây dựng.
Tương ớt Sachira
Chai tương ớt và tương đỏ nhãn hiệu hình con gà Sriracha đã trở nên quen thuộc với nhiều người Việt tại Mỹ. Sản phẩm này có mặt trong nhiều chuỗi cửa hàng ăn nhanh, các quán phở hay siêu thị, chợ của người Việt và người Hoa ở cả miền Đông và miền Tây nước Mỹ. Sáng lập nên thương hiệu này là ông David Trần, người từng được tờ Business Week ví là "nhân vật biến tương ớt trở thành một biểu tượng văn hóa tại Mỹ".
|
Tương ớt Sachira. Nguồn: Internet |
Được biết, David Trần sinh tại Việt Nam và sang Mỹ năm 1979. Ngay sau khi đến đất nước của nữ thần tự do, một năm sau ông bắt đầu sản xuất tương ớt tại một cửa hàng nhỏ ở Phố Tàu Los Angeles, California. Chai tương ớt đã nhanh chóng bén duyên đem lại cho ông Trần những đồng lợi nhuận đầu tiên và Công ty Thực phẩm Hối Phong (Huy Fong Foods là một kết quả tất yếu.
Theo dữ liệu được Huffington Post công bố vào năm 2013, Huy Fong bán được 20 triệu chai tương ớt trong năm, đạt doanh số 60 triệu USD, tăng trưởng 20%. Tại Việt Nam, tương ớt Sriracha đã bắt đầu thâm nhập thị trường từ năm 2008 với thương hiệu Vị Hảo. Công ty Vị Hảo do ông Johnson Lâm, đồng sáng lập Huy Fong, cũng là em vợ của ông David Tran lập nên và hiện nay đã có mặt ở hầu hết các siêu thị trong nước và xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Canada…
Phở Việt
Phở Việt Nam là một trong những món ăn nổi đình đám trên đất Mỹ. Món ăn này đã nhiều tạp chí quốc tế như Businese Insider, CNN… bình chọn là món ăn đáng nhớ và các du khách nên thử một lần trong đời. Với công thức dễ làm và hợp khẩu vị nhiều người, hình ảnh phở Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực có người Việt sinh sống.
Ở Mỹ, nơi có hơn 2 triệu người gốc Việ nên không quá lạ lẫm khi những cửa hàng phở mọc lên như nấm sau mưa, được truyền bá rộng rãi. Có vô số quán phở đã được mở tại các tiểu bang, tuy nhiên các thực khách thường chọn các khu vực có đông người Việt sinh sống như Los Angeles, San Jose hay Houston… để thưởng thức đúng hương vị phở truyền thống.
Đặc biệt, ở Mỹ rất thịnh hành tô phở khổng lồ, thách thức người ăn như một cuộc vui nho nhỏ, lôi kéo rất nhiều thực khách đến tham gia
Bánh mỳ
Bên cạnh phở thì bánh mỳ Việt Nam cũng là một món ăn cũng nổi tiếng không kém. Hàng loạt quán bánh mỳ mọc ra khắp nơi trên đất Mỹ và được nhiều người đón nhận. Một trong những thương hiệu bánh mỳ nổi tiếng nhất là thương hiệu Lee’s Sandwiches của một gia đình gốc Việt.
Thương hiệu bánh mỳ của gia đình ông Lê Xuân Bá. Nguồn: Internet |
Người sáng lập ra thương hiệu này là gia đình ông Lê Xuân Bá. Ông và gia đình đến Mỹ từ năm 1980. Sau nhiều năm làm việc ở đây, gia đình ông đã tiết được một số vốn, năm 1981, ông Chiêu đã mua chiếc xe bán thức ăn dạo đầu tiên và một năm sau cùng người em là Henry Lê lập ra công ty ''Lee Bros'', tức anh em họ Lê (Lê được chuyển thành Lee cho người Mỹ dễ đọc).
Cửa hàng Lee's Sandwiches ra đời tại một ngã tư lớn của San Jose, chuyên cung cấp bánh mì thịt và các đồ ăn kèm truyền thống của Việt Nam như cà phê, chè... Lee’s Sandwiches có một chuỗi 60 cửa hàng thức ăn nhanh tại nhiều bang và còn mở rộng sang Đài Loan (Trung Quốc) thông qua nhượng quyền thương hiệu. Hiện chi phí nhận nhượng quyền Lee’s Sanwiches khoảng 240.000-1,8 triệu USD.
Cà pháo, nước mắm
Trên báo Infornet cũng đưa tin về một thương hiệu Việt nổi tiếng Mỹ là cà pháo và nước mắm do ông Quách Hưng Tòng sáng lập. Được biết, ông Tòng định cư tại Mỹ năm 1979 và bắt đầu kinh doanh mặt hàng nước mắm và cà pháo từ những năm 2000.
Ông Quách Hưng Tòng. Nguồn: Internet |
Ban đầu ông Tòng chỉ đóng vai trò trung gian, nhập hàng từ Thái Lan, Singapore về rồi xuất sang Mỹ, nhưng nhận thấy nhu cầu của người Việt bên Mỹ rất nhớ, rất thèm những hương vị quê hương, ông quyết định tự mình sản xuất. Đến nay, Công ty đã có khoảng 900 mặt hàng đặc sản Việt như bánh tráng, bánh phồng tôm, hủ tiếu, bún gạo...
Lý do khiến ông Tòng quyết định “sống chết” với mặt hàng này là do: "Tôi thích phục vụ những nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày. Và chỉ có người Việt Nam mới hiểu được hương vị ẩm thực của người Việt Nam", ông chia sẻ trên báo Infornet.
Nhân Văn (tổng hợp)