Ngoài công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các phi công Su 22M4 thường xuyên tham gia các đợt diễn tập thực binh, ném bom các mục tiêu trên đất, trên biển.
Thông tin nhanh về 2 máy bay Su-22 bị rơi ở đảo Phú Quý (Bình Thuận), báo Tiền phong cho biết thêm, máy bay Su-22 là máy bay phản lực ném bom đầy uy lực, chủ yếu để tấn công tiêu diệt các vị trí cố định và di động chậm trên mặt đất, mặt nước như các loại tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu tiếp liệu, tàu sân bay, tàu ngầm... Su 22M4 là phiên bản cuối cùng của dòng Su 22.
Mở rộng khu vực tìm kiếm 2 phi công máy bay Su-22 mất tích
Các phi công Su 22M4 có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo và thềm lục địa theo quy định và mệnh lệnh của binh chủng.
Ngoài công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các phi công Su 22M4 thường xuyên tham gia các đợt diễn tập thực binh, ném bom các mục tiêu trên đất, trên biển.
Dàn tiêm kích bom Su 22M4 và U-Su 22 trên sân bay (Ảnh Tiền phong).
Trong khi đó, tiếp tục diễn biến tìm kiếm hai máy bay Su-22, hôm nay, ngày 20/4, lực lượng tìm kiếm 2 máy bay Su-22 và 2 phi công mất tích bước vào ngày thứ 5.
Theo Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, từ các mảnh vỡ đã được trục vớt và định vị có thể xác định hai máy bay đang nằm cách nhau khoảng 700 - 1000m dưới lòng biển.
Cũng trong ngày hôm qua, lực lượng tìm kiếm đã tăng cường thêm 12 người nhái, 3 tàu gắn thiết bị dò tìm dưới đáy biển; lực lượng cảnh sát biển tăng cường 1 tàu có thiết bị kéo và lực lượng tìm kiếm.
Bộ đội Biên phòng tăng cường thêm 1 tàu; các lực lượng khác như PK-KQ, kiểm ngư, đặc công, Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận… cũng sẽ tăng cường thêm cán bộ, chiến sĩ, phương tiện tới hiện trường để đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm cứu nạn.
Sở chỉ huy được lập ngay trên tàu Kiểm ngư 781 với sự phối hợp cùng của nhiều lực lượng: 4 trực thăng cất cánh từ Sân bay Thành Sơn hướng ra khu vực biển Phú Quý tham gia tìm kiếm.
Minh Anh