Tin mới

Tìm ra cách biến trứng chín thành trứng sống

Thứ năm, 29/01/2015, 10:05 (GMT+7)

Nghe thì có vẻ không hữu ích nhưng phương pháp biến một quả trứng luộc chín trở về trạng thái lỏng như lúc sống có thể mang lại lợi ích to lớn cho nhiều lĩnh vực như sản xuất phomat và nghiên cứu ung thư.

Nghe thì có vẻ không hữu ích nhưng phương pháp biến một quả trứng luộc chín trở về trạng thái lỏng như lúc sống có thể mang lại lợi ích to lớn cho nhiều lĩnh vực như sản xuất phomat và nghiên cứu ung thư.

 

Thí nghiệm được khuyến nghị bạn không nên thử ở nhà.

Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng urê, một trong những thành phần chính của nước tiểu, và một "thiết bị xoay ly tâm" để đảo ngược lại trạng thái đã chín của một quả trứng gà.

trứng luộc, trứng chín, trứng sống, thiết bị xoay ly tâm, protein

Các nhà nghiên cứu đã luộc chín một quả trứng trong 20 phút, rồi tìm cách khiến cho protein trong lòng trắng trứng trở về trạng thái lỏng như khi còn sống. Mục đích của việc này là nhằm giải quyết những khó khăn phát sinh khi làm thí nghiệm, các protein thường cuộn dính vào nhau, buộc các nhà khoa học phải rất mất thời gian để giữ chúng không quánh lại hoặc dùng các biện pháp tốn kém để giữ những protein đó ở nguyên trạng thái ban đầu.

Giáo sư hóa học Gregory Weiss, ở trường đại học California Irvin cho biết: "Thông thường bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để cọ rửa các ống nghiệm do bị protein dính vào. Nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhu cầu thu hồi lại tài liệu đã dùng ban đầu. Công trình nghiên cứu của chúng tôi mang lại cho bạn phương pháp để tách các protein đã bị dính lại khiến chúng rời ra như cũ".

Đầu tiên là cho chất urê vào để biến lòng trắng trứng đã chín trở lại trạng thái lỏng. Sau đó đưa hỗn hợp này vào thiết bị xoay ly tâm khiến các protein bị xoắn thành dạng sợi, dễ dàng loại bỏ những tạp chất và trở lại cấu trúc ban đầu.

Đây quả là một bước đột phá bởi toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong vòng vài phút đồng hồ. Trong khi các phương pháp bóc tách protein trước đó, các nhà khoa học thường phải mất nhiều ngày và bằng các phương pháp rất tốn kém.

Ví dụ như khi tạo các kháng thể ung thư, các nhà khoa học phải sử dụng các tế bào buồng trứng chuột hamster rất đắt tiền vì tác dụng kém kết dính của chúng. Các nhà nghiên cứu bệnh ung thư, dược phẩm, nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác cũng có thể tiết kiệm nhiều hơn so với con số 160 tỷ đô la hàng năm phải chi vào các protein.

Giáo sư Weiss nói: "Tôi không thể dự đoán được số tiền mà nghiên cứu này giúp mang lại nhưng tôi có thể chắc chắn rằng nó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian, mà thời gian chính là tiền bạc”.

Minh Minh (Theo The Guardian)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news