Tin mới

Tôi cũng trượt đại học - Câu chuyện của 1 bạn trẻ mê vẽ

Thứ bảy, 19/07/2014, 09:55 (GMT+7)

Một ngày lướt web, bỗng dưng gặp cái nick: “Lủi thủi một mình” khiến tôi không khỏi tò mò. Những thông tin trên Facebook khá ngắn gọn: Làm việc tại VTV, học Kiến trúc tại ĐH Nguyễn Trãi; sinh năm 1994. Tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là những bức tranh khá độc đáo theo trường phái ấn tượng. Vậy em là ai?

  •  trượt đại học

    Học hết phổ thông em ước mơ cháy bỏng là được học ngành kiến trúc để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê hội hoạ. Em dự tính nộp đơn thi vào khoa Kiến trúc ĐH Xây dựng với một hy vọng mong manh là vượt qua hàng trăm thí sinh khác để có một suất chính thức. Cuối cùng thì điều em lo ngại cũng đã đến. Với thân phận như thế lại không được ôn luyện trong những lò có chất lượng nên em bị trượt thẳng cẳng. Tương lai tưởng như tối sầm trước mắt cậu học sinh nghèo.

    Đối diện với gia cảnh là bố nằm ở bệnh viện, bà nội già yếu nhặt nhạnh từng đồng nuôi cháu, tưởng như mọi cánh cửa đã đóng lại với chàng thanh niên này. Đang lúc bế tắc, Sang bỗng gặp lại thầy giáo dạy vẽ của mình. Vốn có thiện cảm với cậu học trò giỏi nên thầy đã khuyên Sang nên chọn một phương án khác, em có thể thi vào khoa Kiến trúc của ĐH Nguyễn Trãi.

    Theo thầy, những người đứng lớp ở đây hầu hết là đều từ khoa Kiến trúc của ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc và cả ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, chương trình học, chất lượng đào tạo không thua kém trường công lập, nếu em vẫn giữ được ươc mơ, thì đây là một sự lựa chọn không sai.

    Nghe theo lời khuyên của thầy, Sang đã nộp hồ sơ thi vào trường này và kết quả thật bất ngờ: Em đỗ với điểm số khá cao. Ngày nhận được giấy báo, bà nội em mừng đến chảy nước mắt. Bằng sự giúp đỡ của những người thân, cuối cùng em cũng có đủ lộ phí cho chuyến hành trình về thủ đô nhập học.

    Điều mà Sang không ngờ tới là ở môi trường dân lập, sinh viên mới là trung tâm và là đối tượng được quan tâm chu đáo nhất. Với đầu vào không bằng các trường dân lập nên các thầy giáo chỉ bảo một cách tận tình và sẵn sàng giảng lại cho sinh viên thấu hiểu mới thôi.

    Kết thúc học kỳ thứ nhất do thành tích học tập tốt, em được cấp 50% học bổng. Không những chỉ học ở giảng đường, em còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá. Nhờ sự tư vấn của đoàn thanh niên, em đã nhận được một suất học bổng của Báo Tuổi trẻ trao tặng. Về giá trị vật chất, nó không lớn nhưng với một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như em, nó có ý nghĩa rất quan trọng, đó là động lực để em nỗ lực vươn lên không ngừng.

    Tôi cũng trượt đại học - Câu chuyện của 1 bạn trẻ mê vẽ - Ảnh 1

    Phạm Đức Sang (bên trái) và nhóm sinh viên Khoa Kiến trúc & Mỹ thuật công nghiệp của ĐH Nguyễn Trãi.

    Cũng nhờ tham gia những phong trào đoàn thể của trường, em đã được giới thiệu làm thêm tại Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Dẫu chỉ làm trợ lý trường quay, nhưng công việc đã cho em nhiều trải nghiệm thú vị. Hơn thế là những khoản thu nhập đáng kể làm giảm nhẹ các khoản chi phí cho một sinh viên tỉnh lẻ khốn khó như em.

    Gần đây, trên các phương tiện truyền thông đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về sự hy sinh của những ông bố bà mẹ vì sự nghiệp học tập của con cái. Theo đó, có người từng phải sống trong nhà vệ sinh công cộng, trong ống cống bỏ hoang để hàng ngày đi làm thuê, kiếm tiền sinh nhai và dành tiền nuôi con học đại học. Và mới đây là chuyện bà mẹ ở Nghệ An suốt mười năm ăn cám thay cơm để nuôi bốn con học đại học.

    Với không ít ông bố bà mẹ, học đại học là cánh cửa duy nhất để thoát nghèo và ngẩng mặt với đời. Có một câu hỏi mà người đọc không khỏi băn khoăn là những người con đã làm gì khi bố mẹ cam chịu những cực nhọc như vậy vì tương lai của con mình?

    Trong những năm trước đây, cũng chính vì cánh cửa vào trường đại học quá hẹp nên các bậc phụ huynh phải trả giá đắt và chấp nhận tất cả để nuôi con vào đại học. Ngày nay, với sự thông thoáng của cơ chế tuyển sinh, hơn thế là xã hội thông tin cho phép sinh viên có nhiều sự lựa chọn khác nhau để đạt được ước mơ, khát vọng của mình.

    Với những người con có trách nhiệm, hơn thế là sự năng động trong việc lựa chọn trường lớp của mình vẫn có thể đạt được ước mơ nguyện vọng. Phạm Đức Sang là một trong những trường hợp như thế.

    Tôi hỏi Phạm Đức Sang: Em dự định thế nào cho tương lai của mình? Trả lời: Trước mắt em là còn hai năm học nữa để kết thúc chương trình đại học. Sau đó em sẽ tìm cho mình một công việc phù hợp! Em có tự tin vào chương trình đào tạo của trường hay không! Trả lời: Em tin, bởi qua việc giao tiếp với các bạn của trường công lập, chúng em đều được học một giáo trình như nhau, nhưng sự tận tâm của các thầy giáo ở trường dân lập được học trò đánh giá cao hơn.

    Tôi cảm phục vì những gì mà Sang làm được, đó mới chỉ là bước đầu nhưng vô cùng quan trọng để em có thể tiến xa trên con đường chinh phục mục tiêu của mình. Tôi tin vào sự lựa chọn của em và cầu mong cho em đạt được mục tiêu trong một tương lai gần.

    Tôi được biết một phần câu chuyện của Sang đã được một nhóm bạn trẻ dựng thành đoạn phim ngắn “Tôi cũng trượt đại học” và gửi đi thông điệp tới các bạn có chung niềm đam mê vẽ: “hãy giữ và theo đuổi đam mê”.

    Đăng ký nguyện vọng 2 Đại học Nguyễn Trãi tại đây.
    NHÀ BÁO PHAN THẾ HẢI
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news