Tin mới

Cận cảnh cuộc sống cha nghèo nuôi hai con gái nhỏ trên vỉa hè Sài thành

Thứ ba, 23/09/2014, 09:42 (GMT+7)

Những bức ảnh đời thường bên túp lều bên cạnh một tòa cao ốc ở TP.HCM của ông bố làm nghề dán điện thoại, tối vá xe bên cạnh hai cô con gái vui cười, đọc sách khiến ai ai cũng phải động lòng.

Những bức ảnh đời thường bên túp lều bên cạnh một tòa cao ốc ở TP.HCM của ông bố làm nghề dán điện thoại, vá xe bên cạnh hai cô con gái vui cười, đọc sách khiến ai ai cũng phải động lòng.

Nhân vật chính trong bộ ảnh là anh Trần Văn Tuấn (quê Khánh Hòa), cùng hai cô con gái tên Trần Thảo Tuấn Huyền (6 tuổi) và Trần Cẩm Thảo Thoại (7 tuổi). Cuộc sống của ba cha con trên lề đường Nguyễn Hữu Thọ (Q.7), đối diện 1 tòa cao ốc tráng lệ, cả hai bé đang theo học chương trình lớp 1 tại một trường tiểu học tình thương ở Q.7, cách nơi người cha làm việc hơn 1 km. 

Anh Tuấn kể rằng mình từng mưu sinh với nhiều nghề như bán kẹo cao su, thuốc lá dạo, sửa xe... Năm 29 tuổi anh lấy vợ, khi hai con gái Huyền - Thoại được 3 tuổi thì vợ anh bỏ đi. "Đến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao cô ấy bỏ đi, chắc do nghèo khó. Thời điểm ấy tôi rất suy sụp nhưng rồi nghĩ phải sống để mà nuôi con", anh buồn bã cho biết.

Anh trải tấm bạt nhỏ làm nơi sinh hoạt cho hai đứa trẻ khi đêm buông xuống còn mình vẫn tiếp tục làm việc

Kể từ khi vợ bỏ đi, do không có tiền thuê nhà nên ba người dắt díu nhau ra vỉa hè. Dù cực khổ, thiếu thốn trăm bề nhưng cuộc sống ba cha con vẫn đầy ắp tiếng cười.

Xem Video Anh Tuấn cùng hát với hai con trên vỉa hè khi đêm xuống:

Mặc dù bà nội hai bé ở cách đó 1km rất muốn đón hai bé về chăm sóc nhưng anh không đồng ý, anh muốn tự tay chăm sóc hai con gái nhỏ khôn lớn.

Gia đình ba người trong câu chuyện đang sống trên lề đường Nguyễn Hữu Thọ (Q.7), đối diện 1 tòa cao ốc tráng lệ.

Mưu sinh bằng nghề dán điện thoại, laptop...

Ngoài ra, anh Tuấn còn làm thêm nghề phụ là vá xe.

Cuộc sống bình thường từ sáng đến đêm đều diễn ra trên vỉa hè, những lúc trời mưa thì ba cha con lại chui vào chiếc dù trú mưa. Nhưng việc đó là nỗi ám ảnh vì ở đây có rất nhiều muỗi.

Sách vở, dụng cụ học tập... đều do cô giáo, người đi đường quý mến tặng cho Huyền - Thoại

Lúc rảnh, các em hay hát vang ca khúc Cả nhà thương nhau.

Về chiều, khi ánh đèn đường đã lên thì các bé thường tập đọc, tập viết ngay trên vỉa hè.

Ngày nào có tiền thì anh Tuấn mua cơm trắng và khoảng 15.000 đồng thức ăn, khi thiếu thốn thì ăn mì tôm. Anh Tuấn nói: "Hai bé lâu lâu được bà nội mang cho chén cháo, bát cơm".

Bà nội của Huyền - Thoại tên Hương, năm nay đã ngoài 70 tuổi vẫn phải đi lượm ve chai từ sáng tới tối mịt. Bà đang sống tại căn trọ xấp xệ nằm sâu trong hẻm cách nơi anh Tuấn làm hơn 1 km. Cuộc sống khó khăn lại hay đau ốm nhưng bà vẫn cố gắng chăm sóc hai cháu. Bà Hương kể rất muốn hai cháu về ở nhưng "cha nó không thích vậy". Hai bé Huyền Thoại có ngày không tắm, bữa thì  tắm sông, khi lại cuốc bộ vào nhà nội.

Anh xăm lên cánh tay hai chữ Huyền Thoại cùng chữ Thảo (là mẹ hai bé) và Yến - là người con gái riêng của anh, năm nay cũng khoảng 18 tuổi.

Đôi mắt anh luôn đăm chiêu khi nhắc về chuyện gia đình

 

Dù sống đường phố nhưng hai cô bé đều ngoan ngoãn, chịu học bài.

 Anh Tuấn luôn mang theo bức ảnh hiếm hoi về gia đình mà mình còn giữ lại được.

Dã Quỳ (Tổng hợp)

Theo Nguoiduatin.vn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news