Tin tức mới nhất trên Sức khoẻ cộng đồng và Tiền Phong cho hay chiều qua 26/3 trong buổi họp giao ban trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TPHCM, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã đề nghị Chủ tịch UBND TP.HCM ra chỉ thị từ ngày 27/3, người dân, khách du lịch bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Nếu bị bắt gặp, người không thực hiện sẽ bị cưỡng chế đeo ngay lập tức và lập biên bản xử phạt hành chính.
Liên quan đến quy định này, nhiều luật sư đã có chia sẻ về vấn đề này.
Theo chia sẻ của luật sư Lê Hồng Vân, đại dịch Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm.
Sẽ áp dụng mức hình phạt cao nhất đối với các cá nhân cố tình để dịch bệnh lây lan. Ảnh: Internet
Căn cứ theo Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, 4 nguồn lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 đã được y khoa cảnh báo gồm: bệnh nhân, người tiếp xúc gần với bệnh nhân, lây nhiễm chéo, công dân từ nước ngoài
Theo đó, việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn chính là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn dịch bệnh lây lan.
Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, "nghiêm cấm hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền".
Người không đeo khẩu trang sẽ bị tính là vi phạm điều trên và tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà người này có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Theo điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ghi rõ: Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng.
Điều 240 Bộ luật Hinh sự 2015 sửa đôi cho biết đối với những trường hợp bị bệnh dịch, không đeo khẩu trang làm lây lan dịch, nếu đủ yếu tố tội phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
Đối với những trường hợp vi phạm khiến việc công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND ấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế và/hoặc làm chết người có thể sẽ bị phạt tù lên đến 10 năm.
Đối với trường hợp vi phạm khiến Thủ tướng Chính phủ phải công bố dịch, làm chết 2 người trở lên thì sẽ nhận mức phạt từ cao nhất là 12 năm.