Bộ Y tế mới đây đã ban hành hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (Covid-19) thay thế cho phiên bản 2 lần trước đã được ban hành.
Theo đó, phác đồ mới lần này cập nhật phác đồ điều trị của Tổ chức Y tế thế giới WHO cùng kinh nghiệm của nhiều nước trước tình hình thực tế của dịch bệnh.
Trong phác đồ lần 3 này, Bộ y tế đưa ra định nghĩa ca bệnh nghi ngờ do tình hình dịch tễ đã thay đổi.
Đối với những trường hợp nghi ngờ là người bệnh sốt, viên đường hô hấp cấp tính và không lý giải được lý do hoặc có tiền sử đi qua vùng dịch tễ có ca nhiễm Covid-19 khoảng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh.
Các chuyên gia Cục Khám- Chữa bệnh, Bộ Y tế trong chuyến công tác phòng chống dịch virus corona tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Lao Động
Trường hợp nghi ngờ cũng có thể là người có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào, có tiếp xúc gần với những trường hợp nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trước khi khởi phát triệu chứng trong khoảng 14 ngày trước đó.
Cũng trong phác đồ điều trị mới lần này, Bộ Y tế cũng nới rộng các đối tượng tiếp xúc gần, gồm những người tiếp xúc trực tiếp dưới 2m, với các ca nghi ngờ hoặc mắc Covid-19 (trước đây quy định là dưới 1m).
Trong phác đồ mới chuẩn đoán và điều trị Covid-19 lần này, Bộ Y tế đặc biệt lưu ý đến việc theo dõi sát bệnh nhân đối với các cơ sở y tế. Đặc biệt là trong ngày 7-10 của bệnh.
Trong một báo cáo cụ thể trên y văn và căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Y tế nhận định thực tế những ca bệnh nặng tại Việt Nam, đa số đều diễn biến nặng qua thời gian này.
Hướng dẫn mới trong phác đồ chuẩn đoán và điều trị Covid-19 lần này cũng quy định bệnh nhân nhiễm Covid-19 đủ điều kiện xuất viện khi có 2 lần liên tiếp xét nghiệm âm tính (mỗi mẫu lấy cách nhau ít nhất 24h).
Tuy nhiên, sau khi ra viện, những ca đã được điều trị khỏi này tiếp tục được cách ly tại nhà và theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khuyến cáo đi khám lại ngay nếu có biểu hiện sốt hoặc có những dấu hiệu bất thường khác.