Tin mới

Trung Quốc đang sở hữu vũ khí bí mật, có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện Chiến tranh Thương mại

Thứ bảy, 11/08/2018, 07:51 (GMT+7)

Tiềm năng từ 1,4 tỷ người tiêu dùng trong nước cho phép Trung Quốc chống đỡ bất kỳ biện pháp đánh thuế nào của Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang bùng nổ và chi nhiều tiền hơn so với người Mỹ.

Tiềm năng từ 1,4 tỷ người tiêu dùng trong nước cho phép Trung Quốc chống đỡ bất kỳ biện pháp đánh thuế nào của Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang bùng nổ và chi nhiều tiền hơn so với người Mỹ.

Trung Quốc đang sở hữu vũ khí bí mật, có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện Chiến tranh Thương mại

Vào ngày 11/7, Zhuo Peihui nhận ra rằng công sức mình làm trong 13 năm qua có thể đổ xuống sông xuống biển. Đồ nội thất bằng gỗ mà Zhuo xuất sang Mỹ nằm trong diện bị đánh thuế bởi quy định mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Ông chủ Nhà Trắng đang đánh cược rằng việc trừng phạt các ngành công nghiệp của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh chấm dứt các hành vi thương mại mà chính quyền của ông gọi là không công bằng.

Tuy nhiên, người Trung Quốc không hoàn toàn thụ động trước các động thái của Mỹ. Tiềm năng từ 1,4 tỷ người tiêu dùng trong nước cho phép Trung Quốc chống đỡ bất kỳ biện pháp đánh thuế nào của Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang bùng nổ và chi nhiều tiền hơn so với người Mỹ.

Các nhà xuất khẩu nội thất đã bán 29,2 tỷ USD hàng hóa cho Mỹ trong năm ngoái. Tuy nhiên, nếu ông Trump quyết định đánh thuế lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc, ngành này sẽ chịu những tác động cực kỳ nghiêm trọng.

Mức thuế 25% sẽ khiến các doanh nghiệp không còn mặn mà với Mỹ và chuyển hướng vào thị trường trong nước, Deutsche Bank AG nhấn mạnh.

Zhuo cũng không ngoại lệ. Đối mặt với khó khăn ở thị trường truyền thống, Zhuo ngay lập tức đẩy mạnh việc bán hàng trong nước.

"Dù thị trường trong nước rất mới với chúng tôi trong khi cạnh tranh vô cùng khốt liệt nhưng ít nhất, chúng tôi vẫn nhìn thấy nhu cầu trong nước. Thị trường lớn và khách hàng sẵn sàng chi tiền nhiều cho những sản phẩm tốt đang là lợi thế", Zhuo nói.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng diễn biến nghiêm trọng. Các công ty Trung Quốc bán tất cả mọi thứ, từ thực phẩm tươi sống tới đồ trang trí Giáng sinh. Tuy nhiên, Mỹ cũng không phải thị trường duy nhất. Người Trung Quốc bán tới nhiều thị trường khác nhau, trong đó có cả châu Âu, Australia hay các nước châu Mỹ khác.

Hiện tại, người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng quan tâm hơn tới chất lượng thực phẩm và cân nhắc sử dụng thức ăn phổ biến ở Mỹ và châu Âu như một xu thế. Các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có xuất khẩu thủy sản, hoàn toàn có thể tập trung vào thị trường nội địa và bỏ rơi thị trường Mỹ khi chính quyền Trump áp thuế nhập khẩu quá cao.

Tại hơn 3.000 siêu thị được điều hành bởi China Resources Holdings Co., người mua đang ngày càng chi nhiều tiền cho tôm nhập khẩu từ Argentina. Rõ ràng, nhu cầu địa phương ở Trung Quốc đang tăng lên và các sản phẩm có thể được tiêu thụ ngay tại các cửa hàng ở Trung Quốc thay vì phải bán sang nước ngoài.

Trước Trade War, sức tiêu dùng đang lên mạnh mẽ của Trung Quốc cũng đã thu hút sự quan tâm lớn hơn của nhiều doanh nghiệp sản xuất, những người vốn quen với việc bán hàng xuất khẩu. Năm 2016 và 2017, tiêu thụ hộ gia đình chiến hơn 39% tổng GDP hàng năm của Trung Quốc. Đó cũng là mức cao nhất trong hơn 10 năm, tính từ năm 2005.

Iris Pang, một nhà kinh tế của ING Bank NV tại Hong Kông, nhận định: "Cuộc chiến thương mại sẽ làm bật lên sự thay đổi".

Người tiêu dùng Trung Quốc, dù đang có tiến bộ, nhưng vẫn còn kém xa so với Mỹ, nơi tiêu dùng cá nhân chiếm khoảng 70% GDP. SDIC Zhonglu Fruit Juice Co. chiếm khoảng 20% ​​trong số 654.000 tấn xuất khẩu táo của Trung Quốc trong năm ngoái.

Khách hàng của nó bao gồm Coca-Cola, Nestlé và Kraft Heinz, và hầu hết sản lượng của nó được xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường phát triển khác. Danh sách thuế quan mới nhất của chính quyền Trump gọi tên tất cả các loại nước ép.

Chính vì thế, SDIC Zhonglu đang phải nỗ lực lấy lòng các bậc cha mẹ Trung Quốc, những người vốn không chi quá nhiều tiền vào các loại đồ uống tương tự cho trẻ em.

"Chúng tôi nghiên cứu ra các loại sản phẩm mới để gia tăng nhu cầu sử dụng nước trái cây ở Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang đẩy chúng tôi đi nhanh hơn tới việc tái cấu trúc và cơ cấu sản phẩm", SDIC Zhonglu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một thách thức lớn vẫn đang tồn tại. Nhiều người Trung Quốc mặc định các thương hiệu địa phương là kém chất lượng. Fielding Chen, nhà kinh tế Trung Quốc của Bloomberg, cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ có lợi thế.

"Nếu bạn có thể bán sản phẩm sang Mỹ, điều đó có nghĩa là chất lượng sản phẩm của bạn đã được đảm bảo. Điều này sẽ rất tốt cho họ trong việc phát triển thị trường trong nước", Chen nhấn mạnh.

Zhuo cũng hy vọng vào điều tương tự. Hiện tại, doanh nghiệp của ông đã đẩy mạnh bán hàng trong nước thông qua các cửa hàng trực tuyến cũng như xây dựng một cửa hàng thật.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, bán hàng trong nước mới chỉ chiếm 20% Doanh thu của công ty. Dẫu vậy, Zhou cũng kỳ vọng sân nhà sẽ mang đến hy vọng và cơ hội cho các nhà sản xuất trong bối cảnh thị trường Mỹ đang quay lưng với họ.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news