(Tinmoi.vn) “Nếu sử dụng hải quân, không quân để đối phó với hành động xâm phạm của Trung Quốc trên thềm lục địa Việt Nam, chúng ta sẽ mắc bẫy mưu kế của họ. Khi đó, Trung Quốc sẽ có cái cớ để đặt điều nói xấu Việt Nam với quốc tế”.
Đó là phân tích của Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trước động thái mới của Trung Quốc khi sử dụng một số máy bay quân sự để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ở vùng biển Việt Nam.
Theo tướng Lương, việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự xâm phạm trái phép cả về luật biển, chủ quyền trên biển, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Chính vì thế, những ngày vừa qua, nhân dân Việt Nam, những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, những thành viên hiểu biết trong nhà cầm quyền nước Mỹ và trên thế giới đồng loạt xuống đường phản đối hành động của Trung Quốc như là hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
Bên cạnh đó, công tác đối ngoại cũng như ngoại giao nhân dân của chúng ta dù mềm mỏng nhưng thể hiện rõ thái độ rất kiên quyết trước hành động sai trái của Trung Quốc đối với vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chiến thuật đối phó của Việt Nam rất hợp lý nên đã lật tảy mọi chiêu trò cài bẫy của Trung Quốc. Cụ thể, khi các tàu Trung Quốc luôn có những hành động trên mức bình thường, cố tình gây sự với lực lượng chấp pháp nhưng các cảnh sát biển, kiểm ngư đã rất kiềm chế, tỉnh táo để không bị mắc lừa. Ngoài ra, lực lượng ngư dân đánh bắt cá ở khu vực Hoàng Sa cũng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chấp pháp khiến mọi kế hoạch của Trung Quốc trong thời gian qua đều thất bại.
Máy bay chiến đấu đa năng của Việt Nam hơn hẳn
-Dù bị nhân dân Việt Nam và toàn thế giới phản đối, lên án nhưng diễn biến những ngày qua ở biển Đông cho thấy Trung Quốc càng ngày càng lấn tới, thể hiện ở chỗ ngày đầu học đem theo 80 tàu, trong đó có cả tàu quân sự đến nay đã tăng lên hơn 130 chiếc. Không những thế, Trung Quốc bắt đầu cho máy bay xâm phạm vào vùng trời Việt Nam. Vậy ông nhìn nhận thế nào về động thái ngang ngược mới này của Trung Quốc?
-Trung Quốc đưa máy bay quân sự vào vùng trời Việt Nam là hành động không thể chấp nhận được. Nếu so sánh về số lượng không quân, hải quân với Trung Quốc thì chúng ta chỉ bằng 1/10, 1/20 nhưng ở mặt chất lượng, các loại máy bay, đặc biệt là loại máy bay chiến đấu đa năng của VN thì hơn hẳn của Trung Quốc.
Năm 1979, khi Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc, khoảng 60 vạn quân Trung Quốc xâm nhập và tàn phá 6 tỉnh biên giới phía bắc. Thế nhưng, sau khi quân đội chúng ta có những đòn đánh trả rất quyết liệt thì Trung Quốc đã phải tuyên bố dừng cuộc chiến tranh xâm lược. Và điều mà nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc và cả thế giới năm đều khó hiểu là tai sao Trung Quốc không quân để tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược nước ta?
Ở sự việc này có hai nguyên nhân chủ yếu. Một là không quân Trung Quốc không quen địa hình ở vùng biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta. Quan trọng hơn, nếu không quân Trung Quốc khắc phục được địa hình, bước vào cuộc chiến tranh xâm lược ấy thì họ sẽ hứng một đòn trừng phạt đích đáng của không quân Việt Nam. Bởi vì không quân Việt Nam có một số lượng máy bay chiến đấu của bản thân mình và thu được sau chiến thắng năm 1975 là rất lớn. Nhất là kinh nghiệm tác chiến của không quân, nhân dân Việt Nam hơn hẳn Trung Quốc kể cả mặt tổ chức, chỉ huy, dẫn đường cho đến chiến thuật.
Hiện nay, số lượng máy bay của Việt Nam không nhiều bằng Trung Quốc nhưng chất lượng máy bay và trình độ chỉ huy, kinh nghiệm chiến đấu của không quân Việt Nam hơn hẳn không quân của Trung Quốc. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam nên việc làm chủ bầu trời này là hoàn toàn nằm trong tầm khống chế của không quân Việt Nam.
Thế nhưng, hải quân, không quân của chúng ta vẫn chưa đưa tàu chiến của mình ra dù Trung Quốc đã đưa những tàu pháo, tàu tên lửa, mới đây là máy bay xâm phạm vùng trời Việt Nam để bảo về giàn khoan HD981. Bởi, chúng ta muốn kiềm chế, không muốn dấn tới sự căng thẳng, đối đầu tăng lên không cần thiết và có thể dẫn đến nguy cơ xung đột vũ trang.
Trung Quốc trái phép đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Hơn nữa, nếu như chúng ta sử dụng lực lượng ấy để đối phó với hành động ngang ngược của Trung Quốc, một, ở góc độ nào đó rất có thể chúng ta sẽ mắc mưu, mắc bẫy của Trung Quốc và khi đó Trung Quốc có cái cớ để tuyên truyền với thế giới cái điều biến không thành có rằng Việt Nam đưa những lực lượng này, lực lượng kia để bước vào căng thẳng vùng biển Trung Quốc gọi là tranh chấp. Tôi lưu ý, đây là cách nói của Trung Quốc còn với Việt Nam, Việt Nam chưa bao giờ tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông mà chỉ có Trung Quốc xâm lược biển Đông, xâm lược biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Giới chuyên gia quân sự nước ngoài nhận định, nếu như có “động binh” thì hải quân, không quân Trung Quốc sẽ là mồi cho hải quân, không quân Việt Nam. Trung Quốc hơn ta về số lượng không quân, hải quân nhưng về khu vực biển Đông, Trung Quốc không thể so sánh với ta, kể cả hạm đội Nam Hải. Bởi Trung Quốc không thể tập trung lực lượng hải quân và không quân lớn ở vùng biển Đông.
-Vậy theo Ông nên hiểu thế nào về việc Trung Quốc bắt đầu không quân tham gia hoạt động xâm phạm lãnh hải sai trái lần này?
-Việc Trung Quốc đưa không quân nằm trong kế hoạch nhất quán về sử dụng lực lượng trong đấy bao gồm các loại tàu, có cả tàu quân sự, để kiểm soát và gây sức ép với các tàu chấp pháp của chúng ta là tàu kiểm ngư, cảnh sát biển. Trung Quốc tiến thêm bước Họ dùng máy bay trực thăng gây căng thẳng chính là nhằm là dụ không quân hải quân của chúng ta vào cuộc và khi dụ được lập tức lu loa với thế giới không quân hải quân Việt Nam đang gây sức ép với các lực lượng tàu của Trung Quốc. Từ đó, họ sẽ chuyện nhỏ xé ra to, biến không thành có. Chúng ta biết rất rõ và không bao giờ thực hiện chuyện này trong thời điểm này.
-Vậy Thiếu tướng dự đoán những ngày tới Trung Quốc tiếp tục có hành động như thế nào? Liệu họ có tăng thêm số lượng, các loại tàu ở biển Đông để bảo vệ giàn khoan 981?
- Rất có thể, ngày nay, ngày mai , ngày kia Trung Quốc tăng số lượng tàu, máy bay hoạt động lên. Thế nhưng thêm một số lượng lớn, Trung Quốc tiếp tục mắc sai lầm nghiêm trọng hơn khi đưa giàn khoan 981 đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bởi, một là hiện nay, riêng số lượng hơn 100 các loại tàu, gọi là bảo vệ giàn khoan 981, mỗi ngày đã ngốn thuế của người dân Trung Quốc là 1.500.000 USD. Đó là một sự phi kinh tế và ở góc độ này là phi chính trị, là một sai lầm của Trung Quốc.
Trung Quốc có những vấn đề nội bộ quyết liệt. Bên ngoài, Trung Quốc tận dụng Nga cùng các nước châu Âu sa lầy vào Ukraina để đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam với mục tiêu không phải để thăm dò dầu khí mà mục đích chính là thăm dò dư luận thế giới. Phản ứng của Việt Nam và thế giới trong những ngày qua đã cho thấy sự thất baị của Trung Quốc trong ý đồ này. Nếu Trung Quốc tiếp đục đưa số lượng tàu lớn hơn vào vùng biển Việt Nam để gọi là bảo vệ giàn khoan cũng không giải quyết được vấn đề gì mà tiêu tốn hàng ngày của Trung Quốc còn lớn hơn rất nhiều. Hơn nữa, Trung Quốc không thể đưa lực lượng không quân lớn hơn để uy hiếp kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam vì chúng ta đã quá rõ những hành động sai trái, nắm được thóp các âm mưu của Trung Quốc. Dù các thủ đoạn có tinh vi đến đâu cũng không thể gây sức ép, căng thẳng và có thế thể khiến lực lượng chấp pháp, nhân dân Việt Nam nhụt ý chí được.
-Gần đây, truyền thông quốc tế liên tiếp có những bài viết phê phán hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Ông có nhận xét gì về “mặt trận thông tin” về chủ quyền biển đảo của ta trên trường quốc tế.
Thông tin của Việt Nam phải hoạt động tăng cường công suất hơn nữa vì hiện nay chúng ta có bộ máy tuyên truyền sâu rộng từ Trung ương đến địa phương, từ vùng núi đồng bằng, từ miền này tới miền kia, cả trong và ngoài nước cùng đội ngũ phóng viên đồ sộ.
Cụ thể, trong nước chúng ta có các loại truyền thông phải làm cho nhân dân hiểu đúng các vấn đề liên quan ở biển Đông; hiểu rộng hơn các thông tin của các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, chúng ta phải tranh thủ các mạng thông tin thế giới để thông tin đến thế giới. Chúng ta phải khuấy động bộ máy truyền thông tạo ra những công suất như và hơn trong thời chiến tranh chống Mỹ. Chúng ta hoàn toàn làm được điều này vì phương tiện của chúng ta bây giờ hiện đại hơn, đa năng hơn và tính liên tục nhiều hơn.
Xin cám ơn Thiếu tướng!
Theo thông tin từ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, khoảng 9h06 ngày 19/5lực lượng chấp pháp Việt Nam đã phát hiện máy bay chiến đấu kiểu JH-7 bay qua phía trên các tàu của cảnh sát biển 4 vòng ở độ cao 700 đến 1.000 m. Khoảng 20 phút sau, máy bay Trung Quốc bay về hướng bắc, ra khỏi tầm kiểm soát của ta.Đến khoảng 11h30, lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam tiếp tục phát hiện một máy bay cánh bằng của Trung Quốc, số hiệu B-3808, bay hai vòng phía trên tàu 8003 ở độ cao 250 m.Tàu cảnh sát biển tiếp tục cơ động tiếp cận Hải Dương 981 từ 6 đến 6,5 hải lý để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan cùng các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã cho các tàu bảo vệ áp sát, phun vòi rồng và sẵn sàng lao vào tàu Việt Nam. Cụ thể, lúc 8 giờ 8 phút ngày 19/5, các tàu Cảnh sát biển đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc ra khỏi vùng biển của Việt Nam trên hướng Tây Nam - Nam Tây Nam của giàn khoan Hải Dương 981 đã bị 3 tàu chấp pháp của Trung Quốc áp sát và sử dụng súng phun nước vào tàu của ta.Vào 9 giờ cùng ngày, tàu Cảnh sát biển 8003 của ta đã bị các tàu chấp pháp của Trung Quốc (mang số hiệu 2112, 46101, 35101, 33102, 3411, 33006) ra ngăn cản và sẵn sàng chủ động đâm va.Đến 9 giờ 15 phút, quan sát phía Nam - Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981, ta phát hiện có 69 tàu Trung Quốc các loại (gồm 22 tàu chấp pháp; 09 tàu hàng; 35 tàu cá vỏ sắt; 02 tàu kéo; 01 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá) bảo vệ cho giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép. |
Hoàng Minh thực hiện
Kỳ II: Việt Nam xử lý tuyệt vời