(Tinmoi.vn) Một bài viết trên trang tin tức Stripes mới đây đã phân tích những động cơ của Trung Quốc ở biển Đông. Cùng với đó, tác giả đặt quyền lực nên đi kèm với những trọng trách về hòa bình, ổn định của Mỹ trước hành động xâm phạm của Trung Quốc ở khu vực này:
Trung Quốc vừa mang giàn khoan 981 của tập đoàn CNOOC cùng với 136 tàu biển, tàu chiến vào vùng biển Việt Nam. Thoạt nhìn, điều này đơn thuần có thể giống như một trong những mặt trận tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc, với sự xuất hiện dày đặc các công ty Trung Quốc ở mọi ngóc ngách trên Trái Đất.
26 tàu của Hải quân Mỹ và Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản sánh đôi ở biển Đông, ngày 16/11/2012 sau một cuộc tập trận hải quân hai năm Keen Sword của hai nước đáp lại cuộc khủng hoảng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cho đến giờ, những diễn biến ở biển Đông thực sự nguy hiểm hơn trước đây. Ngoài việc tìm kiếm nguồn năng lượng dồi dào thì những mưu đồ chiến lược khác cũng đang phát triển. Mỹ cần phải đối mặt với những thách thức càng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Có nghĩa là không chỉ dùng những lời hùng biện cứng rắn mà còn phải bằng hành động.
Từ lâu người ta đã cho rằng dưới đáy biển Đông đang tàng trữ lớp trầm tích khí đốt và dầu khí khổng lồ. Đây là khu vực rộng 1.4 triệu dặm vuông được bao quanh bởi các nước Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam-cùng được tuyên bố chủ quyền. Theo Bộ Nguồn lực và Đất đai Trung Quốc, vùng này có thể sở hữu lên đến 400 tỷ thùng dầu, vượt qua kho tàng năng lượng này ở Trung Đông.
Trong khi hầu hết những dự đoán được biết trước đó ước tính con số nhỏ hơn. Điều tra của Địa chất Mỹ dự đoán vào năm 2010 cho biết, nguồn dầu khí tiềm tàng ở khu vực này (nhiều trong số đó không có giá trị kinh tế) tổng cộng chưa đến 11 tỷ thùng dầu. Thật khó để tin Trung Quốc đang mạo hiểm 'dấn thân' vào những cuộc tranh chấp chỉ vì số tiền cá cược có phần khiêm tốn này.
Cần phải hiểu hai vấn đề thiết yếu đang xảy ra. Một là về chủ nghĩa dân tộc: Giàn dầu khoan đang được đặt gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 dặm biển và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 dặm. Tuy nhiên, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền quần đảo này. Trung Quốc sẽ tăng thêm thanh thế cho mình nếu họ chiếm được thêm vùng biển mở rộng xung quanh Trường Sa, và nếu có quyền kiểm soát quần đảo, Trung Quốc sẽ củng cố thêm quyền làm chủ hợp pháp vùng biển của Việt Nam.
Thứ hai, các lãnh đạo Trung Quốc được thúc đẩy bởi khao khát kiểm soát những tuyến đường biển của biển Đông. Xung quanh những vùng nước này mỗi năm lưu thông hơn 5 nghìn tỷ USD. Trong đó cũng bao gồm gần một phần ba lượng dầu thế giới chở bằng đường biển và hơn ba phần tư lượng dầu nhập khẩu vào Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc có thể chẳng là gì nếu so với Mỹ - quốc gia thống trị các đường biển ở Trung Đông, thậm chí tập kiểm soát khu vực quan trọng của eo biển Malacca, nhưng bằng cách tổ chức hoạt động hải quân ngang qua biển Đông, Trung Quốc có thể tự tin rằng Mỹ không thể phá vỡ những nguồn cung cấp của họ.
Dựa vào hai động cơ đem lại nhiều lợi thế trên, CNOOC đang khao khát “manh động” trong khu vực này. Bằng việc ngụy trang giống như một chuyến đi biển thương mại, Bắc Kinh hy vọng có thể xoa dịu được một số phe đối lập khó tránh khỏi chạm trán.
Nếu như vậy, nước đi thí điểm này đã không mang lại kết quả như Trung Quốc mong muốn. Động thái mới nhất của Trung Quốc - khiến Việt Nam và một số quốc gia chấn động, đã làm suy yếu mối liên kết vững chắc của Trung Quốc trong khu vực. Đó là những ưu thế về ngoại giao được ưu tiên hàng đầu của nước này. Điều này cũng đòi Trung Quốc phải trả lời về những cam kết của họ trong các cuộc đàm phán đa phương với Việt Nam để phát triển các nguồn lực chung ở biển Đông.
Mỹ cho hay sẽ không tham gia vào vấn đề về lãnh thổ hiện nay ở biển Đông và kêu gọi các bên giải quyết trong hòa bình. Nhưng điều này là không đủ: Mỹ và ASEAN cần phải cho thấy sự đồng thuận trong việc không công nhận khẳng định đơn phương về lãnh thổ của Bắc Kinh.
Quan trọng hơn, Mỹ phải chuẩn bị những luận điệu đanh thép hơn. Mặc dù Mỹ không có thỏa thuận nghĩa vụ bảo vệ Việt Nam, việc tái cân bằng châu Á dựa vào quyền lực của Mỹ đóng vai trò tiền đề giống như một người bảo lãnh chủ chốt cho sự ổn định ở Thái Bình Dương. Trung Quốc, tuy nhiên đã thách thức Mỹ trên mọi phương diện đó.
Việt Nam liên tục cam kết giải quyết những vấn đề mâu thuẫn khu vực trong hòa bình. Nếu Trung Quốc không đáp lại, Mỹ nên chuẩn bị hỗ trợ Việt Nam thông qua những hiện diện hải quân đang tăng lên. Điều này sẽ giúp Washington đánh giá được tiềm lực của Trung Quốc đồng thời làm giảm leo thang trong khu vực. Những phương án khác như hạn chế các hoạt động của CNOOC ở Mỹ, cũng có thể được xem xét. Nếu Mỹ không thể hành động đi cùng lời nói, uy tín từ lời hứa ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực của họ sẽ bị rút lại.
Sandy (Theo Stripes)
Mỹ nên thách thức tuyên bố của Trung Quốc ở biển Đông