Việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu năm 2022 được thực hiện theo chu kỳ 10 ngày/lần. Tính từ đầu năm 2022, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã tăng tới 6 lần và xác lập đỉnh kỷ lục mới trong kỳ điều chỉnh ngày 11/3/2021.
Mới đây, căn cứ theo các nguyên tắc điều chỉnh, sau khi tính toán trên cơ sở khả năng cân đối Ngân sách Nhà nước, Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế Bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022 như sau.
- Xăng: Giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít.
- Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn: Giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít.
- Mỡ nhờn: Giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg.
- Dầu hỏa: Giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.
Việc giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn nhằm góp phần làm giảm giá bán, từ đó giúp hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, đồng thời giảm giá thành sản phẩm, ổn định lạm phát, làm giảm chỉ số CPI (Việc giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn dự tính sẽ giúp giảm CPI bình quân năm 2022 ước tính khoảng 0,76% - 0,85%).
Bên cạnh đó, Uỷ ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ cũng đang cân nhắc thêm phương án giảm thuế nhập khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng xăng một cách phù hợp. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách, có nhiều ý kiến nhận định rằng Chính sách thuế nhập khẩu cũng là một yếu tố có thể sử dụng để linh hoạt trong việc điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước. Việc điều chỉnh cụ thể sẽ trong phạm vi khung thuế suất và mức cam kết với WTO nhằm bảo đảm tối đa tính kịp thời và linh hoạt.
Ảnh minh họa