Start-up Việt đã biến ước mơ thành hiện thực và trở thành vị CEO trẻ tuổi được Quỹ đầu tư thế giới để mắt tới.
Trần Nguyên Lê Văn- CEO công ty khởi nghiệp VeXeRe |
Mới đây một công ty ở Việt nam trong lĩnh vực công nghệ đã được Quỹ CyberAgent công bố đầu tư vào. Đó chính là Công ty cổ phần VeXeRe- một công ty khởi nghiệp, đơn vị vận hành website VeXeRe.com – hệ thống đặt vé xe khách trực tuyến tại Việt Nam. Đến nay số tiền đầu tư vẫn chưa được công bố.
Nói về CyberAgent, đây là một quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty con của tập đoàn CyberAgent. Đối tượng tập trung chủ yếu của quỹ là các công ty khởi nghiệp trong giai đoạn mới hình thành. Trong suốt thời gian qua, Quỹ CyberAgent đã đầu tư vào các công ty khởi nghiệp như Tiki.vn, công ty NCT sở hữu website nghe nhạc trực tuyến Nhaccuatui.com. Trong đợt đầu tư thứ 2 này quỹ đã chọn VeXere để đầu tư.
VeXeRe.com được thành lập từ 7/2013. Từ lúc thành lập đến nay website đã cung cấp thông tin của hơn 1.000 hãng xe khách tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp hệ thống phần mềm quản lý xe khách (VBMS), hỗ trợ các hãng xe trong công tác quản lý và điều hành. Có hơn 700.000 lượt truy cập mỗi tháng, trang web đã trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng ngàn người dùng và hơn 30 hãng xe khách lớn tại Việt Nam.
Được biết, trong đợt đầu tư này không chỉ có sự xuất hiện của quỹ CyberAgent mà còn có sự đầu tư vốn của Quỹ đầu tư Singapore Pix Vine Capital. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng để đẩy mạng hơn nữa sự phát triển của VeXeRe về mặt người dùng cũng như đối tác.
Có thể người dùng đã biết nhiều đến website đặt vé xe toàn quốc VeXeRe.com nhưng những thông tin về vị Giám đốc trẻ điều hành Công ty lại chưa được nhiều người biết đến. Ý tưởng từ đâu để anh gác hết lại ước mơ và thành lập một công ty non trẻ nhưng cũng khá thành công như bây giờ.
Cái tên Trần Nguyên Lê Văn, được biết đến là vị Giám đốc trẻ tuổi của Công ty VeXere. Nhưng con đường để đến với thành công như bây giờ không hề đơn giản, trải hoa hồng như mọi người thường nghĩ. Để đến được với thành công ngày hôm nay, anh đã vượt qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Bước sang tuổi 30, cuộc đời của vị doanh nhân trẻ này đã trải qua nhiều song gió. Xuất thân từ một cậu bé có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ anh đã lao mình vào làm đủ việc để có tiền đỡ đần gia đình, có những lúc cậu bé chỉ muốn bỏ học vì quá thiếu thốn. Nói là vậy nhưng anh vẫn cố gắng, nỗ lực phấn đấu để bước chân vào giảng đường đại học. Trở thành một cậu sinh viên ngành Công nghệ thông tin, với những kinh nghiệm và sự thấu hiểu nỗi khó khăn khi phải bươn chải kiếm sống, chính anh đã thành lập CLB Kỹ năng sống đầu tiên ở Tp.HCM. Tiếp tục với việc vừa học vừa làm, chàng thanh niên này đã từng kiếm sống bằng nghề phân phối thịt bò đến các cửa hàng trong thành phố.
Nếu cần tìm một tấm gương vượt khó học giỏi thì chắc chắn Văn là một đối thủ nặng ký. Cuộc sống khó khăn, chật vật là vậy nhưng kết quả đạt được của chàng sinh viên này là một suất học bổng du học có giá trị. Văn đã quyết định chọn đến Mỹ để tiếp tục con đường học hành của mình.
Mãi đến năm 2012, khi Văn đang theo học chương trình MBA ở Mỹ, trong một lần tình cờ lên mạng đọc báo Việt Nam cho khuây khỏa nỗi nhớ nhà. Anh đã tự hỏi tại sao tại sao năm nào cũng lặp lại hình ảnh những học sinh, người lao động phải xếp hàng cả ngày chỉ để mua được một chiếc vé về quê, như vậy thật lãng phí thời gian. Văn luôn tự hỏi “Sao không có ai đứng ra giải quyết vẫn đề này ?”
Nhìn lại hệ thống đặt vé xe, vé tàu tại Mỹ, Văn đã nung nấu ý tưởng áp dụng mô hình đặt vé xe trực tuyến ở Mỹ cho tình hình xe khách ở Việt Nam.
Nói là làm, Văn lập ra dự án “vé xe online”, luôn suy nghĩ rất nhiều về những khó khăn và ý nghĩa của dự án. Anh mong muốn dự án sẽ thành công để góp phần cách mạng hóa giao thông và du lịch của nước nhà.
Quá chú tâm vào dự án, nên kết quả học tập của anh tại Mỹ không tốt, bị mất học bổng và phải quay lại Việt Nam vào những ngày cuối năm 2013. Chia sẻ trên Vnexpress, anh nói : “ Cảm giác lúc đó tôi như bị say nắng, không còn quan tâm gì đến việc có hay không có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Mỹ.”
Cũng chính thời gian trở về nước này, anh lại tiếp tục tập trung cùng các cộng sự phát triển, hoàn thành dự án. Văn đánh giá thị trường Việt Nam với hơn 1.000 nhà xe phục vụ cho hơn 24 triệu người đi lại bằng xe khách, đây là một thị trường rất rộng mở. Nhưng anh cũng tự nhận răng ý tưởng của mình không phải là đầu tiên ở Việt Nam, trước đó cũng đã có một số dự án phát triển nhưng đã đi đến thật bại vì biên độ lợi nhuận không cao. Văn luôn băn khoăn, có hay không việc những lao động bình dân như lơ xe, tài xế sử dụng Công nghệ mới này ?
Để góp phần hiện thực hóa ý tưởng của mình, Văn và cộng sự đã đem dự án đi dự thi và nhanh chóng đạt giải nhỉ, giải thưởng khởi nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Không dừng lại tại đó, dự án của anh tiếp tục đạt giải bạc cuộc thi Mekong Business Challenge 2014 do công ty McKinsey tổ chức. Đạt giải nhất chương trình e27 (Echelon Ignite Vietnam 2014- Cuộc so tài giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp).
Những giải thưởng anh và các cộng sự đã đạt được |
Những thành công bước đầu của dự án như thế đến từ những sự khác lạ nhât định. Thứ nhất, Văn không tập trung vào vé máy bay, khách sạn,… chiết khấu tuy không cao nhưng giá trị lại lớn hơn hẳn so với vé xe. Anh tập trung vào thị trường vé xe khách, nơi có nhu cầu cao gấp chục lần so với nhu cầu vé máy bay, thị trường này cũng ít đối thủ cạnh tranh hơn. Với thực tế hơn 60% người Việt chủ yếu đi lại bằng xe đò, nên việc anh làm là khai thác triệt để, giải quyết vấn nạn xe đò.
Không chỉ tập trung vào bài toán tài chính, dự án VeXeRe.com còn mang lại một ý nghĩa xã hội rất lớn. Nếu nó được triển khai rộng khắp thì sẽ giúp người dân tiết kiệm được rất nhiều thời gian bị lãng phí hàng năm lên đến con số hàng ngàn tỷ đồng.
Chính điều này đã mang lại cho anh cơ hội thứ hai. Trường Đại học Thunderbird (bang Arizona, Mỹ) đã chấp nhận cho anh quay trở lại hoàn thành khóa học MBA . Niềm vui với anh như được nhân đôi.
Cũng như bao người trẻ khởi nghiệp khác, khi bắt tay vào triển khai dự án này, anh cũng gặp không ít khó khăn. Hoàn toàn trắng tay khi khởi nghiệp, không có một nguồn vốn nào, kỹ năng còn non kém,…Không có những nhân tố cần thiết để khởi nghiệp trong thời gian đầu, nhưng trong anh luôn có một đam mê mãnh liệt và ý chí hoàn thành đến cùng nhiệm vụ mình đặt ra.
Chính lòng đam mê của anh đã chiêu dụ được hai nhân tài vào cùng thực hiện triển khai dự án này. Đây cũng chính là hai người bạn của anh, Đào Việt Thắng sinh năm 1987, một quản trị viên tập sự tài chính ở Mỹ và anh Lương Ngọc Long sinh năm 2985, tốt nghiệp đại học Bách Khoa và đoạt giải Olympic tin học cấp Quốc gia.
Không có kinh phí, nhóm sáng lập của Văn vừa một tay thiết kế xây dựng tính năng trang web vừa tự mình đi thuyết phục các hãng xe hợp tác. Suốt một thời gian dài, dự án của anh chỉ nhận lại được những cái lắc đầu từ chối. Không nản lòng sau hai tháng kiên trì thuyết phục, nhóm đã nhận được sự đồng ý hợp tác đầu tiên vào tháng 5/2013.
Tháng 7/2013, trang web chính thức được ra mắt. Hứa hẹn sẽ là một địa điểm hợp tác bán vé, đưa thông tin, đồng thời giúp các nhà xe xây dựng quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn, quản lý dễ dàng hơn (như dễ dàng kiểm tra doanh số, quản lý nhân viên bán vé, quản lý hàng hóa, khách hàng,…). Với website này khách hàng cũng thuận lợi hơn khi được cung cấp đầy đủ các thông tin về lịch trình, giá vé, lựa chọn hãng xe uy tín dựa vào phần phản hồi của những khách hàng đã qua sử dụng. Khách hàng đã không còn phải tốn thời gian đi mua vé, thay vào đó là việc đặt vé xe trực tuyến, nhận được mức giá rẻ 10-15% so với mua ngoài.
Hiện tại, trang web có 12 người, bao gồm cả 3 người sáng lập. Trong tương lai, Văn dự định mở rộng một số tính năng mới như tạo phiên bản di động, quản lý hàng hóa hãng xe, thông tin vé máy bay, xe lửa,… để làm được nhiều việc như vậy, công ty anh sẽ cần thêm nguồn nhân lực.
Đối với Văn, cái quan trọng để khởi nghiệp thành công là cần có niềm đam mê, niềm tin vào dự án của mình. Bên cạnh đó cần những người cộng sự cùng chung chí hướng và quyết tâm để biến ước mơ thành sự thật.
Xem thêm những người giàu nhất thế giới lập nghiệp
Hoài An (Tổng hợp)