Bệnh tim từng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ, một quốc gia phát triển. Chính vì vậy, các nhà khoa học luôn tìm cách để bảo vệ cơ quan quan trọng này.
Dưới đây là 4 yếu tố cần tránh để có một trái tim khỏe mạnh
1. Uống rượu quá nhiều
Rượu bia có hại cho toàn bộ cơ thể chứ không riêng gì trái tim. Đồ uống có cồn tiêu thụ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm sức co bóp cơ tim, tăng gánh nặng cho tim. Hệ lụy có thể gây đau tức ngực, khó thở và các triệu chứng khó chịu khác.
2. Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói... có hàm lượng muối rất cao. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần hạn chế loại thực phẩm này.
3. Thức khuya
Bạn có biết những người có thói quen thức khuya dễ bị đau tim. Đêm là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi vì vậy lúc này nhịp tim sẽ hạ, mạch máu chậm. Nếu thức khuya quá nhiều thì tim sẽ không hoạt động đúng nhịp như bình thường, dễ gây các bệnh về tim mạch và huyết áp.
4. Béo phì
Người bị béo phì không những gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn dễ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tim mạch. Theo đó, các bệnh phổ biến mà người béo phì gặp phải gồm có tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim...
Bạn hoàn toàn có thể chủ động chăm sóc và bảo vệ trái tim của mình bằng 4 thói quen dưới đây:
1. Có chế độ ăn uống tốt cho tim mạch
Béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường là tất cả các yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Thói quen ăn uống không lành mạnh đóng vai trò gây ra những bệnh này.
Một chế độ ăn tốt cho tim mạch sẽ gồm:
- Ít chất béo chuyển hóa và bão hòa
- Ít đường
- Ít natri
Thực phẩm tốt nhất phù hợp với những khuyến nghị này là trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống tốt cho tim nhấn mạnh vào thực vật. Một bữa ăn giàu rau và trái cây, hạn chế muối, chất béo và đường sẽ giữ trái tim của bạn luôn trong tình trạng tuyệt đỉnh.
2. Tập thể dục và lối sống năng động
Người lớn cần hoạt động thể chất tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Hoạt động thể chất đã được chứng minh là cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều bệnh khác.
Trái tim là một cơ bắp, tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cho cơ tim giống như bất kỳ cơ bắp nào khác trong cơ thể. Một trái tim khỏe sẽ bơm máu hiệu quả hơn đến khắp cơ thể của bạn, đặc biệt là qua các động mạch xung quanh bị tắc nghẽn do tích tụ chất béo dẫn đến bệnh tim.
Tác động của lối sống ít vận động có thể làm mất tác dụng của tất cả những bài tập thể dục. Ngồi quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Vì vậy, hãy ngồi ít lại, tìm cách tập thể dục nhẹ nhàng trong ngày và có một lối sống năng động hơn.
3. Quản lý những tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Huyết áp cao và cholesterol cao là 2 trong 3 yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim. Huyết áp cao làm cứng động mạch, cholesterol cao gây ra sự tích tụ hàm lượng chất béo trong động mạch. Bạn càng để lâu mà không kiểm soát những tình trạng này, nguy cơ bị đau tim càng cao.
Hãy thực hiện những thay đổi lối sống cần thiết để kiểm soát huyết áp và cholesterol - ăn uống đúng cách, tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý và hạn chế sử dụng rượu. Thông thường, điều trị y tế cho cholesterol cao hoặc huyết áp cao là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người không làm những điều trên để kiểm soát tình trạng này, hoặc thậm chí họ còn không biết chúng tồn tại.
Béo phì và tiểu đường là 2 bệnh khác ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc bệnh tim. Cân nặng tăng gây căng thẳng cho tim. Ngăn ngừa những bệnh này cũng giúp phòng huyết áp và cholesterol cao.
4. Không hút thuốc
Hút thuốc không chỉ có hại cho phổi mà còn hại cho tim. Đây là yếu tố nguy cơ chính thứ 3 phát triển bệnh tim. Hút thuốc làm hỏng lớp niêm mạc của động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim.
Hút thuốc cũng là một hệ số rủi ro. Nếu bạn có các bệnh khác (huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường hoặc béo phì) lại còn hút thuốc thì khả năng mắc bệnh tim của bạn còn cao hơn.
>> Xem thêm: Đồ nướng không tốt nhưng bạn nên nướng thực phẩm này vì nó giúp ngừa ung thư, bệnh tim