Tin mới

Tướng Phiệt: Trung Quốc sẽ tiếp tục vấp phải sự phản đối ở Biển Đông

Thứ bảy, 05/03/2016, 13:59 (GMT+7)

Trước những diễn biến mới, PV đã đặt câu hỏi trực tiếp với Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không – không quân.

Trước những diễn biến mới, PV đã đặt câu hỏi trực tiếp với Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không – không quân.

Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức, Vương Giáo Thành - Tư lệnh quân khu miền Nam của quân đội Trung Quốc tuyên bố, quân đội TQ “có thể xử lý bất cứ mối đe dọa an ninh nào" và đã chuẩn bị để bảo vệ cái gọi là "lợi ích ở Biển Đông".

Nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới và các học giả đánh giá, một lần nữa, tuyên bố đầy tính khiêu khích của Trung Quốc càng khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng…

Đơn phương gây hấn

Ngày 27/2, Nhân dân Nhật báo (People’s Daily) – tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn lời Vương Giáo Thành, tân Tư lệnh chiến lược quân khu miền Nam mới thành lập của quân đội Trung Quốc (PLA) tuyên bố, PLA "có thể xử lý bất cứ mối đe dọa an ninh nào".

Ông Vương – người trước đó chỉ huy Quân khu Thẩm Dương cho hay, mục tiêu của ông ta là "đảm bảo an ninh trong kiểm soát biên giới và phòng vệ trên biển", trong đó quan trọng nhất là bảo vệ cái gọi là "quyền và lợi ích” ở Biển Đông.

Chưa hết, Vương Giáo Thành còn dõng dạc tuyên bố, PLA đã chuẩn bị cho tất cả kịch bản liên quan đến rủi ro quân sự ở Biển Đông.

Tuyên bố này có thể làm gia tăng lo ngại của quốc tế về nguy cơ nổ ra đụng độ trong khu vực sau những động thái triển khai tên lửa, máy bay gần đây của Trung Quốc.

Tướng Vương Giáo Thành, Tư lệnh chiến lược quân khu miền Nam của quân đội Trung Quốc công khai tuyên bố đã chuẩn bị cho mọi kịch bản ở Biển Đông. Ảnh: SCMP.

Nhiều chuyên gia phân tích tình báo chiến lược đánh giá rằng, phát ngôn trên của Tướng Vương Giáo Thành nhằm “trả đũa” tuyên bố trước đó của Đô đốc Harry Harris – Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Tuy nhiên, nhiều chiến lược gia quân sự lại cho rằng, đây là tuyên bố có tính toán của Trung Quốc nếu gắn nó vào chuỗi “leo thang” quân sự hóa Biển Đông, đặc biệt là trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà phía Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

Trung Quốc vẫn giữ lập trường, hành động bành trướng

Trước những diễn biến mới, PV đã đặt câu hỏi trực tiếp với Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không – không quân.

Tướng Phiệt phân tích, những bước đi có tính toán, gây hấn trên Biển Đông từ phía Trung Quốc đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ các nước ASEAN và thế giới bởi, họ thấy rõ đây là chủ quyền của Việt Nam. Chắc chắn, nếu phía Trung Quốc vẫn giữ lập trường bành trướng Biển Đông thì nước này tiếp tục vấp phải sự phản đối.

Theo Tướng Phiệt, phản ứng của các nước trong khu vực sẽ khác nhau, tùy vào quyền lợi của họ trong vùng. Sự phản đối sẽ được xem xét trên nhiều góc độ để đảm bảo không bị ảnh hưởng nhiều tới quyền lợi của họ, bởi, Trung Quốc cũng là một cường quốc với nhiều thế mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự.

“Chính vì thế, chúng ta cũng cần lựa chọn phương án đấu tranh, vừa gìn giữ chung sống hòa bình vừa đảm bảo không gia tăng xung đột vũ trang. Đây cũng là một trong những phương pháp đấu tranh mà nhiều nước trên thế giới đã khôn khéo lựa chọn”, Tướng Phiệt phân tích.

Tướng Phiệt nói: “Chính vì thế chúng ta cần lựa chọn phương pháp đấu tranh khôn khéo, lâu dài để chung sống hòa bình và đảm bảo chủ quyền lãnh thổ”.

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không – không quân.

Trước câu hỏi của PV về quan điểm liên quan đến những tuyên bố của Tướng Vương Giáo Thành, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt thẳng thắn: “Phát ngôn và sự chuẩn bị này của Vương Giáo Thành cũng được coi như một tuyên bố phản ánh quan điểm quân sự của quốc gia. Chính vì thế, chúng ta cần phải chuẩn bị một cách rõ ràng và kĩ càng tránh bị động, bất ngờ. Tuy nhiên, cần xem xét thái độ của các bên trong đó có Trung Quốc và thế giới tránh việc “sa bẫy, mắc mưu”, vô tình gây ra xung đột căng thẳng”.

Linh hoạt trong đấu tranh

Những hành động ngang ngược, phi pháp của Trung Quốc trong việc cải tạo các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam ở Trường Sa, đưa tên lửa, máy bay ra các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam... một lần nữa cho thấy âm mưu, thủ đoạn vô cùng nguy hiểm của nước này.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cho rằng, những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua nằm trong chuỗi âm mưu của nước này với Việt Nam từ nhiều năm qua.

Bình luận thêm về những biện pháp đấu tranh của Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết: “Theo quan điểm của tôi, trong cuộc sống đôi khi chúng ta cũng không thể lựa chọn được hàng xóm. Đặc biệt, trong lịch sử, Trung Quốc luôn tham vọng âm mưu xâm lược Việt Nam.Để chống lại những âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông, theo Tướng Thước, ngoài việc cần lên tiếng phản đối, thông tin rộng rãi, công khai đến Nhân dân trong nước, cộng đồng quốc tế những hành vi ngang ngược của nước này, điều quan trọng nhất là phải đoàn kết. “Nếu tới đây, thế giới không làm quyết liệt thì Trung Quốc sẽ còn lấn tới, đưa máy bay, chiến đấu ra các đảo chiếm đóng trái phép ở Trường Sa của Việt Nam”, Tướng Thước nói.

Chính vì vậy, chúng ta nên học tập và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền của ông cha từ bao đời nay. Tức là, luôn đấu tranh trong hòa bình song kiên quyết giữ chủ quyền lãnh thổ. Thực tế chứng minh, ông cha ta đã rất thành công trong việc lựa chọn phương pháp đấu tranh này để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”.

Tướng Phiệt cũng dẫn chứng thành công khi chúng ta kiên quyết đấu tranh phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981. Theo ông, bên cạnh việc đấu tranh trong hòa bình, cũng cần củng cố niềm tin cho Nhân dân.

Để Nhân dân hiểu được rằng, chúng ta không thể vội vàng, cũng không thể giải quyết chuyện này bằng bạo lực, bởi cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh lâu dài, đòi hỏi sự khôn khéo. “Thời gian tới, việc xảy ra xung đột lớn về quân sự vũ trang là hoàn toàn chưa thể có. Nhưng, ta cần phải cảnh giác không chủ quan. Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh là khá rõ ràng, là kế hoạch mà họ không dễ dàng từ bỏ”, Tướng Phiệt nhấn mạnh.

Cũng từ những diễn biến mới đây, khi theo dõi bước đi của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều học giả nhận định: Việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua thể hiện sự răn đe với các quốc gia láng giềng, các nước nhỏ và cũng để thách thức các nước lớn như Mỹ.

Theo nhận định, nếu tình hình quốc tế như hiện nay, Trung Quốc sẽ tiến từng bước một, nhưng nếu tình hình xấu hơn, căng thẳng ở một số khu vực dẫn đến đụng độ thì nước này sẽ làm nhanh, mạnh các hoạt động trái phép ở Biển Đông.

Philippines tố Trung Quốc điều 7 tàu chặn lối vào Trường Sa

Hôm 2/3, Reuters dẫn lời ông Eugenio Bito-onon Jr – một quan chức địa phương của Philippines cho hay, có 7 tàu Trung Quốc tại bãi Hải Sâm, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. "Đây là điều rất đáng báo động", ông Bito-onon Jr nói. Ông cho biết, bãi Hải Sâm "nằm trên đường chúng tôi đi từ Palawan đến Pagasa. Nó nằm giữa hành trình và chúng tôi thường dừng ở đây nghỉ ngơi". Pagasa là cách gọi của Philippines với đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. "Tôi cảm thấy có gì đó khác lạ. Người Trung Quốc đang cố gắng bóp nghẹt chúng tôi bằng cách đặt một chốt kiểm soát ảo ở đó. Đây là một sự vi phạm trắng trợn quyền đi lại của chúng tôi, cản trở tự do hàng hải", ông nói thêm. Tuy nhiên, theo ghi nhận sau khi bị phát hiện, Trung Quốc đã rút tàu khỏi khu vực này.

Theo Thanh Hiên – Vi Hậu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news