Tin mới

“Vấn nạn” bảo hành trẻ em dưới góc nhìn chuyên gia tâm lý

Thứ bảy, 19/09/2015, 11:00 (GMT+7)

Vài năm trở lại đây, tình trạng bạo hành trẻ em tại Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh. Theo thống kê của VTV, trung bình mỗi năm có khoảng 100 em bị tử vong do nạn bạo hành. Nhiều vụ bạo hành được báo chí nhắc đến đã thu hút nhiều sự quan tâm, khiến không ít người dân bất bình và phẫn nộ.

Vài năm trở lại đây, tình trạng bạo hành trẻ em tại Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh. Theo thống kê của VTV, trung bình mỗi năm có khoảng 100 em bị tử vong do nạn bạo hành. Nhiều vụ bạo hành được báo chí nhắc đến đã thu hút nhiều sự quan tâm, khiến không ít người dân bất bình và phẫn nộ.

75% trẻ em bị bạo hành: Con số giật mình!

Tháng 4.2014, Tổng cục thống kê đã đưa ra con số khiến dư luận giật mình khi có gần 75% số trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi tại Việt Nam đã từng bị cha mẹ, người thân bạo hành.

Bé Kim Ngân (4 tuổi, Sóc Trăng) bị chính mẹ ruột của mình đánh đập. Ảnh nguồn: Thanh Niên

Riêng trong năm 2014, dư luận đã bức xúc trước nhiều vụ bạo hành mà nạn nhân là trẻ em. Bé Kim Ngân (4 tuổi) quê ở Sóc Trăng đã bị chính mẹ đẻ và cha dượng của mình đánh đập. Không ai nghĩ rằng cô bé 4 tuổi lại phải chịu cảnh bạo hành đến sưng vù và thâm tím hai mắt bởi chính những đòn roi của chính mẹ ruột của mình.   

Cậu bé Trương Nam thành bị chính mẹ ruột của mình đẩy vào đống lửa. Ảnh nguồn: Vietnamnet

Cậu bé Trương Văn Thành ở Hà Tĩnh đã bị chính mẹ ruột của mình đẩy vào đống lửa khiến em bị bỏng đến 40%.

Ngoài ra những vụ đánh đập liên tiếp, đánh bắt ăn, nhúng đầu vào nước chính là cuộc sống của những em bé được gửi hàng ngày tại trường mầm non tư thục Phương Anh tại TPHCM cho đến khi dư luận phát hiện. 

Bị hành hạ như thời trung cổ, bẻ răng, dí sắt vào người, đó là cách mà cặp vợ chồng chủ đẩm tôm ở Cà Mau đối xử với cậu bé Hào Anh khi cậu làm công trong gia đình.

Và mới đây nhất là bé gái 12 tuổi ở Bình Thuận bị chính mẹ ruột của mình tưới xăng đốt khi bé không bán được hết vé số. Bé được đưa đến bệnh viện TPHCM cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Bạo hành trẻ em: Không còn là chuyện của một gia đình

Bé gái 12 tuổi bị chính mẹ đẻ của mình tưới xăng đốt khi không bán được hết vé số. Ảnh nguồn: Tuổi Trẻ

Nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu tâm lý, Trưởng khoa tâm lý học, Trường ĐH TPHCM, Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho rằng những hành vi bạo hành đã và đang không chỉ là chuyện của một gia đình nữa mà là câu chuyện của toàn xã hội, nó phản ánh một thực trạng khái niệm cha –mẹ, gia đình đang dần bị biến tướng. 

“Cần nhìn nhận rằng những vụ bạo hành trẻ em liên tiếp cho thấy hành vi này không phải là cá lẽ hay chỉ là chuyện của một gia đình. Thách thức này cần được nhìn nhận trên bình diện xã hội. Phải chăng có một thứ áp lực quá lớn đang đè nặng trong đời sống của mỗi người? Đó là sự mệt mỏi và căng thẳng quá mức dễ làm cho con người không còn đủ tỉnh táo để có thể có cung cách ứng xử phù hợp”.

Lý giải về lý do xuất hiện những bậc cha mẹ không có tình thương, nhẫn tâm chà đạp với con ruột của mình, Tiến sĩ tâm lý  Huỳnh Văn Sơn cho rằng chủ yếu là do cha mẹ đã đi quá xa “quyền hạn” của mình hay nói cách khác các bậc làm cha mẹ đang “lạm dụng” quyền của mình. 

“Có thể xuất phát từ chủ quan đã làm cha mẹ dễ cho rằng mình phải có hình phạt thế này hay thế khác với con mình theo kiểu: con tôi tôi có quyền".


Một trong số những lý do mà các bậc làm cha, mẹ có những hành vi, thái độ cư xử đối với con cái của mình chưa đúng mực, theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, đó là do ý muốn "sở hữu" của các bậc phụ huynh.

"Muốn con làm đúng ý mình hay muốn sở hữu con, người cha người mẹ có thể hành xử rất chủ quan và cảm tính. Cho phép mình vượt quá giới hạn, cho phép mình làm tất cả. Đó chính là kiểu quyết định sống thay con, cho con chết hay sống. Đó còn là kiểu đem mình ra để thay trời hành đạo. Đó vừa là sự kiểm soát kém của bản thân, vừa là sự thiếu bản lĩnh, vừa là sự ích kỷ và chủ quan quá mức của mỗi cá nhân – người mẹ trong cuộc sống này. Người ta có thể nổi nóng, có thể ích kỷ, có thể thất vọng nên căng thẳng, người ta có thể bị quy luật di chuyển của tình cảm nhưng không thể quên đi trọng trách hay sự bao dung của chính mình".

Những đứa trẻ bị bạo hành sẽ có một mặc cảm vô cùng lớn khi trong tâm hồn của chúng đã bị tổn thương do chính những người thân của mình gây ra.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho rằng tình trạng này cần được xem xét và chấn chỉnh ngay để hạn chế sớm những hệ lụy. 

Việc trẻ em là nạn nhân của những vụ bạo hành sẽ khiến chúng bị ám ảnh sợ hãi, thậm chí bị sang chấn. Những hành vi của trẻ trong một chặng hành trình sắp tới sẽ dễ bị lệch pha một cách đáng tiếc.

Các mối quen hệ gia đình cần được xây dựng theo nguyên tắc "thân tình nhưng dân chủ”.

Kết quả khảo sát không ngờ về nạn bạo hành trẻ em trong các gia đình Việt. Ảnh nguồn: Internet

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cũng cho rằng cần có những chiến lược trang bị về kĩ năng phòng vệ, xoa dịu tâm lý của các em bằng những tác động hữu hiệu nhằm giúp các em có nhanh chóng hòa nhập với xã hội, giúp các em cần bằng trong lối sống.

Cùng với đó công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nạn bạo hành trẻ em, bạo hành trong gia đình đến cộng đồng sẽ giúp ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này trong xã hội. 

Minh Di

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news