Tin mới

Venezuela: Dân đốt tiền để biểu tình sau khủng hoảng

Chủ nhật, 18/12/2016, 10:06 (GMT+7)

Cuộc khủng hoảng lương thực tại Venezuela đang có xu hướng lan rộng khi đám đông tấn công xe tải chở lương thực và xông vào cướp phá các cửa hàng.

Cuộc khủng hoảng lương thực tại Venezuela đang có xu hướng lan rộng khi đám đông tấn công xe tải chở lương thực và xông vào cướp phá các cửa hàng.

Theo đó, thông tin trên Tri thức trực tuyến cho biết tình trạng biểu tình và cướp bóc đã nổ ra tại Venezuela sau khi chính phủ nước này rút đồng tiền mệnh giá lớn nhất khỏi lưu thông. 

Người dân đốt tiền để biểu tình phản đối. Ảnh: Reuters.

Ngày 16/12, những cuộc biểu tình đã nổ ra tại nhiều nơi, đông đảo người dân tỏ ra bất bình trước tình trạng thiếu tiền mặt khi đồng tiền lớn nhất của nước này bị rút khỏi lưu thông trong khi họ vẫn chưa đổi được tiền mới tại ngân hàng. Có ít nhất 400 người đã bị nhà chức trách nước này bắt giữ.

Những đồng 100 bolivar đã hết giá trị được người biểu tình lấy ra làm vật trang trí. Trước khi bị rút khỏi lưu thông, đồng tiền này có giá trị bằng 0,02 USD. Ảnh: Reuters.

An ninh thủ đô cung cấp thêm thông tin cho biết chính quyền Cumana đã phải ban bố lệnh giới nghiêm sau khi xảy ra các vụ cướp bóc và bạo lực đường phố quy mô lớn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực đang lan rộng. 

Tình trạng cướp bóc diễn ra ở nhiều nơi. Ảnh: Reuters

Tình hình trật tự chỉ được lập lại sau khi binh sĩ và cảnh sát được triển khai tuần tra trên các tuyến đường ở Cumana.

Thông tin từ phía truyền thông địa phương cho biết có ít nhất 20 cửa hàng và siêu thị đã bị cướp phá khi đám đông phá cửa và lấy đi mọi thứ có thể. 3 người bị cho là đã thiệt mạng trong các vụ cướp bóc này.

Chia sẻ với một đài truyền hình tại địa phương, Thống đốc bang Sucre, Luis Acuna tố các chính trị gia cánh hữu chủ mưu gây ra tình trạng bạo lực này. "Tôi dám chắc rằng họ dùng tiền xúi người dân làm loạn.Việc này đã được lên kế hoạch”, ông Acuna cho biết thêm.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã cử trợ lý thân cận, Freddy Bernal tới Cumana để đánh giá tình hình.  

Hầu hết các khu vực nước này còn đang đối diện với việc bị cắt điện 3 giờ mỗi ngày để tiết kiệm năng lượng.

Những cuộc điện thoại gọi ra nước ngoài của người dân hiện cũng không thể thực hiện được. Thậm chí hàng nghìn hoạt động y tế tại đất nước này cũng đang bị hoãn lại do thiếu nguồn cung cấp.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news