Tin mới

Vì sao những người học kém lại thành công và sớm nổi tiếng hơn người học giỏi?

Thứ ba, 05/06/2018, 20:55 (GMT+7)

Những học sinh, sinh viên cá biệt thường được quy về theo một đặc điểm chung: điểm kém, ít khi thấy mặt trên thư viện và thường tìm kiếm những kỹ năng chẳng chút hữu dụng với môi trường giao dục tiêu chuẩn. Nhưng trên đường đời, họ lại là nhóm dễ thành công, sớm nổi tiếng và kiếm tiền nhiều hơn những sinh viên giỏi.

Những học sinh, sinh viên cá biệt thường được quy về theo một đặc điểm chung: điểm kém, ít khi thấy mặt trên thư viện và thường tìm kiếm những kỹ năng chẳng chút hữu dụng với môi trường giao dục tiêu chuẩn. Nhưng trên đường đời, họ lại là nhóm dễ thành công, sớm nổi tiếng và kiếm tiền nhiều hơn những sinh viên giỏi.

Trong rất nhiều năm, xã hội đã đặt ra sự kỳ thị ghê gớm với những học sinh, sinh viên đạt điểm kém, và nâng cao tầm quan trọng của bảng điểm tốt với bất cứ ai đang ngồi trên ghế nhà trường, dù ở cấp I (nơi xây dựng tri thức căn bản) hay đại học (nơi phục vụ cho việc nghiên cứu). Các bậc phụ huynh dù đã có kinh nghiệm về việc điểm số liệu có giúp ích gì cho cuộc đời của họ hay không vẫn luôn áp đặt vào tâm trí con trẻ mục tiêu giành lấy điểm giỏi ở nhiều môn nhất có thể.

Sự thật thì, có bao giờ bạn để ý thấy những đứa bạn trước kia vốn là học sinh cá biệt trong lớp giờ đây lại là ông chủ các công ty, một nhà sáng chế , hoặc ít ra, kiếm tiền nhiều hơn bạn? Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao không thể có điểm số 8,9,10 trong nhiều năm học mà họ vẫn là nhóm ứng viên được các công ty tìm kiếm nhiều nhất?

Câu trả lời là: Những người ít khi mài đũng quần trong thư viện, ghét việc đọc đi đọc lại vài tờ tạp chí nghiên cứu hay xem các bài văn mẫu là những người luôn tìm được kỹ năng tốt nhất cho tương lai của họ: Kỹ năng sống.

Vì:

Thất bại cũng là một trải nghiệm cuộc sống cần phải luyện tập

Những người thường xuyên nhận điểm giỏi ở lớp học sẽ nghĩ gì khi họ nhận phải mọt điểm trung bình? Mình đã thật bại, thật thất vọng! - đó là suy nghĩ thường xuyên nhất.

Thế còn người vốn chẳng mấy khi đạt được điểm cao chót vót, trải nghiệm thất bại thêm 1 lần nữa không quá khó khăn với họ. Trải nghiệm cuộc sống là tổng hợp của tất cả các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với thế giới thực, trong đó bao gồm cả việc vượt qua thất bại của chính mình. Và có bất ngờ không, khi đó là kỹ năng mà nhóm công ty thuộc Fortune 500 đánh giá cao hơn bất cứ kỹ năng nào đối với ứng viên?

"Thành công là một quá trình đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi sự nhiệt tình", tổng thống Mỹ Winston Churchill từng nói.

Ở đại học, mục tiêu là điểm số; Ở thế giới thực, tất cả quy về kinh nghiệm

Nếu bạn đã có công việc đầu tiên trong đời, chẳng ai còn quan tâm đến việc bạn đạt được điểm trung bình thế nào trong toàn khóa học. Điều quan trọng trong thế giới thực là khả năng thích nghi, đổi mới và hòa hợp. Không bài kiểm tra luận, không có các buổi đánh giá thuyết trình nữa đâu. Cuộc sống thực là việc bạn có thể thích nghi với thay đổi, thách thức các quy tắc và chấp nhận rủi ro ở mức nào.

Điểm kém không có nghĩa là thiếu thông minh

Bill Gates, Steve Jobs và Richard Branson... là những doanh nhân đạt được thành công đáng mơ ước cả về địa vị, sự giàu có và tạo nên được những sản phẩm, công nghệ để đời dù rằng họ chẳng bao giờ có được điểm tốt trong trường học.

Nếu xét về tiêu chuẩn của một xã hội gò bó, họ là kẻ thất bại. Nhưng thực tế là họ làm được nhiều hơn những gì bằng cử nhân và một bảng điểm đẹp có thể tạo ra.

"Bất cứ ai cũng đều là thiên tài. Nhưng, nếu bạn đánh giá một con cá bằng việc bắt nó leo cây, nó sẽ sống cả đời với niềm tin mình là kẻ ngu xuẩn", Albert Einstein từng nói.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news