Tin mới

Vì sao thời phong kiến, thịt lợn bị coi như phế phẩm, nguyên nhân khiến hậu thế ngớ người

Thứ ba, 24/10/2023, 08:00 (GMT+7)

Thời phong kiến ở Trung Quốc coi thịt lợn như phế phẩm thậm chí bị đẩy xuống hàng áp chót. 

Trong một xã hội phong kiến Trung Hoa coi trọng cấp bậc, địa vị của thịt lợn lại thấp hơn nhiều so với các loại thịt dê, thịt bò. Thậm chí, có học giả còn nhận định rằng: "Lợn tuy có nhiều tác dụng, nhưng duy chỉ có thịt là không nên ăn".

Tới thời nhà Tống, địa vị của loại nguyên liệu này thậm chí đã bị đẩy xuống tầng áp chót. Nguyên nhân là bởi giai cấp thống trị của triều đại này phần lớn đều ưa chuộng thịt dê.

Vì sao thời phong kiến, thịt lợn bị coi như phế phẩm, nguyên nhân khiến hậu thế ngớ người - Ảnh 1
 

Đó là chưa kể tới việc Hoàng đế khai quốc của Tống triều là Triệu Khuông Dận từng thẳng thắn cho rằng thịt lợn không xứng với khí chất cao quý của hoàng gia. Cũng bởi chịu ảnh hưởng từ những quan niệm nói trên, Ngự thiện phòng trong cung khi ấy đa số đều dùng thịt dê làm nguyên liệu chế biến chủ đạo.

Sau này, Tống Thần Tông vì muốn tiết kiệm chi tiêu nên mới bắt đầu cho phép dùng thịt lợn. Thế nhưng quan điểm phiến diện của tầng lớp thống trị nhà Tống với loại nguyên liệu ấy vẫn khó có thể thay đổi.

Trên thực tế, bởi vì giá cả của thịt lợn rất rẻ nên các quan viên không mấy khá giả vẫn tương đối hoan nghênh. Tới thời nhà Minh, Hoàng đế Chu Hậu Chiếu thậm chí còn từng ban hành đạo luật cấm buôn bán thịt lợn.

Vì sao thời phong kiến, thịt lợn bị coi như phế phẩm, nguyên nhân khiến hậu thế ngớ người - Ảnh 2
 

Nguyên nhân là bởi họ Chu của ông vốn đồng âm với chữ "heo" trong tiếng Trung. Hơn nữa bản thân Hoàng đế lại là người tuổi hợi, nên ông cho rằng giết lợn để lấy thịt sẽ đem tới điềm xui xẻo.

Vì vậy, Chu Hậu Chiếu đã ban hành đạo luật mang tên "Cấm trư lệnh", hạ lệnh cho bách tính không được nuôi heo, giết heo. Đạo luật này vừa ban hành, thịt lợn đã như bị "khai tử" trên khắp lãnh thổ Minh triều. Thậm chí ngay tới các món ăn cúng tế thường dùng thịt heo làm nguyên liệu nay cũng phải đổi thành thịt dê.

Phải tới thời nhà Thanh, địa vị của nguyên liệu nói trên mới có chút khởi sắc. Vì trong quan điểm của người Mãn Thanh, lợn là một loài vật hết sức hữu dụng. Ngay tới Hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh là Hoàng Thái Cực năm xưa mỗi khi thiết đãi quốc yến cũng thường dùng loại thịt này để làm món chính trên bàn tiệc.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news