Thông tin trên VTV đưa tin cho biết, hiện tượng làm giấy vệ sinh giả, làm nhái đang trở nên phổ biến và đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng.
[mecloud]xyqXnsA16i[/mecloud] Phóng viên củaVTV đã ghi lại những hình ảnh sản xuất giấy giả tại một xưởng làm phôi giấy tại TP Biên Hòa (Đồng Nai). Các loại giấy thải tái chế được chất đống dưới nền nhơ dơ bẩn, sau đó được cho hết vào lò và được xử lý bằng hóa chất tẩy trắng.
Các chuyên gia cho biết, quy trình sản xuất giấy vệ sinh phải trải qua 3 quy trình: Kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào, kiểm nghiệm hóa chất xử lý và lọc hóa chất tồn dư.
Dùng giấy giả có thể gây ung thư cho người tiêu dùng. Ảnh chụp màn hình từ VTV |
Tuy nhiên, để sản xuất giấy giả, những xưởng sản xuất này chỉ áp dụng duy nhất quy trình tẩy trắng nguyên liệu bằng hóa chất phản quang.Với cách làm này, giấy giả sẽ trắng sáng một cách bất thường so với giấy thật.
Chia sẻ trên VTV, Chuyên gia về sản xuất giấy Phạm Xuân Thu cho biết "Đối với những sản phẩm có độ trắng sáng cao thông thường nó có độ trắng sáng trên 90 ISO, còn những sản phẩm trắng bình thường thì có độ trắng khoảng từ 82 đến 85 ISO".
Bà Phạm Xuân Thu cũng cho biết thêm nếu sử dụng thường xuyên giấy giả, ngoài việc gây ung thư có còn gây nên mẩn ngứa, đỏ da, làm tăng khả năng lây truyền các mầm bệnh.
Trung bình, chi phí sản xuất cho một lốc giấy giả chỉ từ 5 đến 6.000 đồng, giá phân phối khoảng 8 ngàn nhưng người tiêu dùng phải mua với giá 30.000 đồng, bằng với giá của hàng thật.
Không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, nạn giấy vệ sinh giả cũng làm nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy ở các tỉnh Đông Nam Bộ điêu đứng.
Minh Di (tổng hợp)