Tin mới

Việt Nam đã tìm ra phương pháp xử lý ô nhiễm hơi thủy ngân

Thứ năm, 23/06/2016, 11:17 (GMT+7)

Nhằm xử lí vấn đề ô nhiễm hơi thủy ngân trong không khí, PGS.TS Trần Hồng Côn đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý hiệu quả hơi thủy ngân tại các lò đốt rác, cơ sở xử lý, tái chế các loại bóng đèn huỳnh quang, đèn cao áp có chứa thủy ngân bằng các vật liệu biến tính có dung lượng hấp phụ cao” .

Nhằm xử lí vấn đề ô nhiễm hơi thủy ngân trong không khí, PGS.TS Trần Hồng Côn đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý hiệu quả hơi thủy ngân tại các lò đốt rác, cơ sở xử lý, tái chế các loại bóng đèn huỳnh quang, đèn cao áp có chứa thủy ngân bằng các vật liệu biến tính có dung lượng hấp phụ cao” .

Đề tài nghiên cứu xử lý hơi thủy ngân từ các cơ sở sản xuất của PGS.TS Trần Hồng Côn (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã được nghiệm thu cấp nhà nước. Sau gần 3 năm triển khai (từ năm 2012 đến đầu năm 2015), đề tài đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra.

Hệ thống xử lý hơi thủy ngân của PGS.TS Trần Hồng Côn. Ảnh tác giả cung cấp

Nghiên cứu xây dựng quy trình chế tạo vật liệu hấp phụ hơi thủy ngân tải trọng cao trên cơ sở biến tính than hoạt tính bằng lưu huỳnh và các hợp chất chứa lưu huỳnh, biến tính than hoạt tính bằng các hợp chất halogenua và các halogen nguyên tố; thiết kế và lắp đặt 2 mô hình thiết bị xử lý hơi thủy ngân, công suất 3m3/giờ để xử lý bóng đèn huỳnh quang (tại Công ty TNHH Môi trường xanh, Hải Dương) và lò đốt rác thải (tại Công ty TNHH đầu tư thương mại Hoàng Long, Hòa Bình).

Kết quả thử nghiệm cho thấy, các thiết bị hoạt động ổn định và xử lý hoàn toàn hơi thủy ngân ở nồng độ 0,83 mg/m3 từ hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang và 0,44 đến 0,53 mg/m3 từ khí thải lò đốt rác. Nồng độ hơi thủy ngân ở đầu ra luôn ở ngưỡng không phát hiện (< 0,01 mg/m3 hay 0,1µg/L).

Phương pháp này theo PGS.TS Trần Hồng Côn có những ưu điểm như:

 - Giá thành rẻ do chế tạo từ các nguyên vật liệu có sẵn trong nước, cấu tạo của một bộ xử lí là không quá phức tạp. Vấn đề chính ở đây là các vật liệu hấp phụ hơi thủy ngân. Còn hệ thống để dẫn khí thải từ các cơ sở sản xuất qua vật liệu hấp phụ này có thể hoàn toàn tùy biến.

 - Vấn đề tái sinh các vật liệu hấp phụ này không phức tạp. Các cơ sở có thể tự tái chế các vật liệu hấp phụ tại chỗ hoặc có thể gửi lại cho các cơ sở cung cấp vật liệu này làm giúp với chi phí thấp.

Chưa tìm ra cách xử lí tận gốc

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, nghiên cứu này của ông mới chỉ giải quyết được “phần ngọn” của vấn đề. Để xử lí triệt để các vấn đề cần phải giải quyết “phần gốc”, tức phải nghiên cứu các phương pháp khoa học để có thể thay thế thủy ngân.

Thiết thực nhất ở đây theo PGS.TS Trần Hồng Côn là tạo ra một loại đèn mới thay thế cho các loại đèn huỳnh quang ngày nay với giá cả hợp lí.

Hiện tại có các loại đèn LED tiết kiệm điện và không sử dụng thủy ngân nhưng giá thành của loại đèn này còn cao. Theo  PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết "Cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để xem loại đèn này có gây nguy cơ gì không, vì tuy không dùng thủy ngân nhưng nó sẽ sử dụng các hợp chất khác và những hợp chất này gây ảnh hưởng như nào thì cần phải nghiên cứu".

Tác hại của thủy ngân

Trao đổi với PGS.TS Trần Hồng Côn, ông cho biết thủy ngân từ xưa đến nay đã được coi là một chất “kịch độc”, tuy nhiên, tùy từng hợp chất khác nhau của thủy ngân mà có thể gây những ảnh hưởng khác nhau:

 - Thủy ngân dạng hơi kim loại, đây là dạng thái độc nhất và nguy hiểm nhất của thủy ngân. Hơi thủy ngân khi con người hít vào sẽ hòa tan ngay trong phổi và gây ngộ độc trực tiếp. Hơi thủy ngân cũng là vấn đề chính của các cơ sở sản xuất hiện nay

 - Thủy ngân dạng ion 2+ không gây phản ứng ngay lập tức, nhưng lại có thể tích tụ về lâu dài gây ra các biến chứng sau này

 - Thủy ngân trong hợp chất “Thần sa” (Chu sa) lại không gây độc, thậm chí có tác dụng chữa bệnh

 

Quý Vũ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news