Tin mới

Việt Nam mua gì đầu tiên khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí?

Thứ sáu, 08/08/2014, 10:18 (GMT+7)

Trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, có lẽ CSB Việt Nam giấu bài, hoặc LRAD chỉ có ở tàu lớn như 8001, nhưng dẫu sao CSB đã có loại vũ khí này.

 

 

Trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, có lẽ CSB Việt Nam giấu bài, hoặc LRAD chỉ có ở tàu lớn như 8001, nhưng dẫu sao CSB đã có loại vũ khí này.

Hiệp định 123 về hạt nhân dân sự Việt Nam-Hoa Kỳ được ký thì vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam là không thể khác. Tuy nhiên, khi đó, Mỹ không thể cho không mà Việt Nam phải trả bằng USD. Vấn đề là, muốn, cần thì nhiều, nhưng có tiền để mua hay không mới quan trọng, đặc biệt mua loại vũ khí nào cho phòng thủ hữu hiệu mới là quyết định.

Vũ khí âm thanh chính hiệu Hoa Kỳ

Mùa thu 2005, ngoài khơi bờ biển Somalia, hải tặc trên các tàu cao tốc bao vây tàu chở khách viễn dương “Seabourn Spirit”. Bọn hải tặc hoàn toàn tin tưởng vào sự vượt trội của chúng và yêu cầu thủy thủ đoàn thả thang dây, song chỉ vài phút sau, chúng buộc phải vứt lựu đạn và súng để ôm lấy đôi tai đau đớn. Hải tặc đã bị Thiết bị phát âm thanh tầm xa (Long Range Acoustic Device – LRAD) của Mỹ nện cho một đòn  nhớ đời.

Trong thông cáo được phát đi vào ngày 16/12/2013, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết,  trong Biên bản chung về Hợp tác Hàng hải - Cảnh vệ Duyên hải giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ký ngày 1/10/2013 giữa Thiếu tướng Cảnh sát Biển Việt Nam (VCG) Nguyễn Quang Đạm và Đô đốc Tư lệnh Cảnh vệ Duyên hải Hoa Kỳ (USCG) Robert J.Papp, để nâng cao năng lực của các đơn vị tuần tra biển nhằm triển khai nhanh các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, ứng phó thảm hoạ, và các hoạt động khác, Mỹ xem xét việc cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc vào năm 2014 cho lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam.

5 con tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng CSB Việt Nam này chắc chắn không thể thiếu LRAD chính hiệu.

Điều ngạc nhiên thú vị là không hiểu tại sao trên các tàu hiện đại của CSB Việt Nam đều trang bị LRAD của Mỹ, thiết bị có thể tạo ra âm hưởng tối đa 146 dB, cao hơn giới hạn gây đau đớn cho con người (120-130 dB) và gây thủng màng nhĩ.

Đây là vũ khí “phi sát thương” được dùng trên biển để chống hải tặc hữu hiệu nhất.

 

Vũ khí âm thanh LRAD 1000 Xi của tàu CSB Việt Nam 8001.

Trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, có lẽ CSB Việt Nam giấu bài, hoặc LRAD chỉ có ở tàu lớn như 8001, nhưng dẫu sao CSB đã có loại vũ khí này.

Như vậy, vũ khí đầu tiên mà Việt Nam cần ở Mỹ với số lượng nhiều là đây, với chất lượng chính hãng và phạm vi tác chiến lớn hơn. Tất nhiên, Việt Nam vẫn có thể mua vũ khí này từ Pháp, nhưng độ tin cậy không cao vì chưa qua “trận mạc” so với LRAD của Mỹ như đã từng (nêu ở trên).

Mua 6 chiếc P-3C4 Orion đời mới của Mỹ

Sự xuất hiện của P-3C4 trên Biển Đông sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của lực lượng tàu ngầm của đối phương còn hơn cả hạm đội tàu ngầm Việt Nam sắp triển khai.

Đây là điều Trung Quốc không bao giờ muốn, rất lo ngại, bởi lẽ, khi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trên Biển Đông bị “phơi lưng” thì không những có lợi cho Việt Nam (đương nhiên) mà Mỹ vẫn được lợi khi không có lực lượng săn ngầm của Mỹ có điều kiện hoạt động tại đây.

 

Máy bay tuần tra trinh sát, tác chiến chống ngầm P-3C Orion mà sự xuất hiện của nó trên Biển Đông có thể tạo nên một sự thay đổi địa chính tri, địa quân sự khu vực.

Trong khi đó, chống ngầm trong phòng thủ biển của Việt Nam cực kỳ quan trọng, mang tầm chiến lược. Phải xây dựng 4 lực lượng gồm: mìn, thủy lôi chống ngầm; tàu mặt nước săn ngầm; tàu ngầm chống ngầm và máy bay chống ngầm là then chốt.

Do vậy, không có gì là ngạc nhiên khi Việt Nam có ý định mua của Mỹ hay Nhật Bản loại máy bay này từ trước và nếu thành công thì chắc chắn đây là cuộc mua bán mà đôi bên cùng có lợi. Mỹ lợi nhiều hơn khi không những thu được tiền mà quan trọng hơn họ còn biết được thông tin về tàu ngầm Trung Quốc.

Hải quân Việt Nam có 6 chiếc tàu ngầm và cần có thêm 6 chiếc P-3C4 Orion đời mới do Mỹ sản xuất là bảo đảm có một “vùng biển sạch” cần thiết nếu muốn cho nhu cầu tác chiến khác trên Biển Đông.

Việt Nam có thêm 2 loại này nữa thì chẳng khác nào Rồng lửa Việt Nam có móng vuốt của Nga và lửa của Mỹ.

Theo Lê Ngọc Thống/Báo Đất Việt

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news