(Tinmoi.vn) Vào năm 2013, Ấn Độ đã nhập các thiết bị quân sự của Mỹ với tổng trị giá 1,9 tỷ USD. Số tiền này cao hơn 8 lần so với năm 2009. Và trong năm 2013, Ấn Độ trở thành khách hàng nước ngoài mua vũ khí lớn nhất của Mỹ.
Trực thăng chiến đấu Apache của Mỹ mà Ấn Độ đã mua
Như chúng ta đã biết, từ trước đến nay các hợp động mua sắm vũ khí của Ấn Độ đa số là được thực hiện với Nga. Cũng là dễ hiểu, bởi vì quan hệ khăng khít và truyền thống giữa hai nước được thiết lập từ thời Liên Xô. Trong đó thiết lập mối quan hệ quân sự từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Bởi vậy lực lượng vũ trang của Ân Độ vẫn đa số được trang bị các loại vũ khí có nguồn gốc từ Liên Xô trước đây và hiện tại là Nga. Theo tin tức thống kê, tổng giá trị các đơn hàng vũ khí mà Moscow đã cung cấp cho Delhi lên đến con số 35 tỷ USD.
Cụ thể hơn như không quân Ấn độ nhiều thập kỷ qua được trang bị chủ yếu là các loại máy bay từ Moscow như MIG-21, MIG-27 và Su-30 hiện đại. Ngoài ra, Nga còn hào phóng bán cho Ấn Độ các loại xe tăng, xe bọc thép, tàu khu trục, tàu ngầm, thậm chí cả tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay.
Tuy nhiên, gần đây Ấn Độ có dấu hiệu thay thế tích cực các loại vũ khí của Nga bằng vũ khí của người Mỹ. Điều này hiển nhiên dẫn đến thị phần vũ khí của Nga trên thị trường Ấn Độ giảm mạnh.
Theo người đứng đầu Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự, Alexander Fomin thì hiện nay Nga đang mất dần thị Trường Vũ khí ở châu Á và Trung Đông. Tuy nhiên Alexander Fomin cũng cho biết, Nga đã giành được nhiều hợp đồng vũ khí đối với Châu Mỹ Latinh và Châu Phi.
Những hợp đồng vũ khí có giá trị của Nga tại thị trường Ấn Độ bị thất bại đó là việc New Delhi đã không lựa chọn các máy bay trực thăng Mi-28 của Nga mà đã đồng ý mua máy bay Apache của Mỹ để thay thế hàng loạt trực thăng Mi-24 đã lỗi thời, hợp đồng này có trị giá tới 1,5 tỷ USD. Ngoài ra Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ đã đặt hàng 15 máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Chinook của Mỹ thay vì chọn Mi-26 của Nga.
Bên cạnh đó, còn một loạt bản bản hợp đồng trị giá khác nữa đó là Ấn Độ đặt hàng 12 máy bay tuần tra săn ngầm hiện đại P -8 của Mỹ (3 tỷ USD), 10 máy bay vận tải quân sự C -17 Globemaster có trị giá 4,1 tỷ đô (thay vì IL- 476 )…
Với chiến lược mới trong việc mua sắm vũ khí của Ấn Độ như vậy, các chuyên gia quân sự cho rằng, New Delhi không muốn phụ thuộc vũ khí duy nhất vào một nước, mà sẽ đa dạng hóa các đơn hàng hơn nữa để tạo ra sự cạnh tranh về giá cũng như sẽ không bị thụ động các sự viêc khác từ các hợp đồng vũ khí. Quả thật, đó là nước cờ rất không ngoan của Ấn Độ.
H.Y (Eurasian Defence)