Liên quan đến vụ 5 triệu Yen, bà Ngọt (người cho rằng số tiền 5 triệu Yen thuộc về chồng mình) đã lên tiếng cho rằng người chồng Nam Phi của bà không sử dụng hộ chiếu giả, và làm việc cho công ty "ma".
Trước thông tin người chồng Nam Phi của mình là ông Afolayan Caleb sử dụng hộ chiếu giả, và làm việc cho công ty "ma", bà Phạm Thị Ngọt (ngụ huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh) đã lên tiếng cho rằng những thông tin đó hoàn toàn sai.[meme]6virsab30q[/meme]
Cụ thể, trao đổi trên báo Người Lao Động bà Ngọt cho rằng, không hề có chuyện tấm hộ chiếu của ông Afolayan Caleb là giả mạo.
"Tôi đã đọc được nội dung phía đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội thông báo là”số hộ chiếu đã hết hạn” nên nó không tồn tại trong hồ sơ lưu trữ, chứ không phải là giả như một số người thông tin. Nếu là giấy tờ giả thì sao ổng có thể qua lại hải quan dễ dàng như vậy? Sau khi trao đổi với chồng tôi, ông đã khẳng định chưa bao giờ lấy tên giả”.
Vụ 5 triệu Yen: Bà Ngọt lên tiếng bênh vực người chồng Nam Phi |
Về thôn tin, ngôi trường ngoại ngữ của Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi có trụ sở ở 289 đường Trường Chinh (quận 12) là địa chỉ “ma”, bà Ngọt lên tiếng: “Lúc đầu ông T.Q.M - giám đốc Úc Đại Lợi, đăng ký giấy tờ ở địa chỉ nói trên nhưng do giá thuê mặt bằng cao nên ổng chuyển sang địa chỉ gần Bệnh viện 175, quận Gò Vấp để tổ chức dạy. Tôi cũng từng tới trường ở đó xem chồng tôi dạy học rồi mà. Chỉ sai là ông giám đốc Úc Đại Lợi không chuyển đổi địa chỉ đăng ký nhằm để trốn thuế nên mọi người hiểu lầm tôi khai man”.
Như tin tức đã đưa, cuối năm 2013 vợ chồng chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (35 tuổi, quê Quảng Ngãi, thuê trọ tại con hẻm trên đường Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM) đã mua được một chiếc thùng loa đã cũ với giá 100 ngàn đồng của một người đàn ông lạ mặt. Tuy nhiên do thời điểm đó giá sắt rẻ nên chị để dành chưa mang đi bán kiếm lời.
Khoảng 15h ngày 21/3/2014 chị Hồng cùng chồng là Trịnh Minh Vượng (35 tuổi) đem chiếc loa ra đầu hẻm ngồi tháo dỡ ra để lấy sắt. Khi tháo dỡ chiếc loa, phát hiện bên trong có 1 chiếc hộp bằng gỗ ép, dài khoảng 20cm, rộng khoảng 15cm chứa đầy tiền giấy có chữ nước ngoài.
Khi biết được số tiền lớn lên đến hơn 5 triệu đồng yen Nhật, vợ chồng chị Hồng quyết định bàn giao cho công an chờ xử lý.
Theo quy định, hết hạn một năm kể từ ngày thông báo, nếu không có ai được xác định là chủ sở hữu thì số tiền này sẽ được định đoạt theo pháp luật.
Điều 239, Bộ Luật Dân sự quy định, người nhặt được tài sản thì không được quyền chiếm hữu, mà phải có nghĩa vụ giao trả nếu biết chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp.
Nếu không xác định được chủ sỡ hữu, thì phải giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để cất giữ, thôngbáo cho chủ sỡ hữu đến nhận.
Trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì tài sản đó thì sẽ được đưa ra giải quyết, trao cho người tìm thấy.
Vụ 5 triệu Yen: Xuất hiện nhiều tình tiết bất ngờ |
Tuy nhiên đến "phút 89" bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh) đã lên tiếng cho rằng mình là "chủ nhân" của số tiền 5 triệu Yen này.
Bà Ngọt cho biết, bà có chồng tên Afolayan Caleb (SN 1957, quốc tịch Nigeria), giảng viên dạy tiếng Anh và từng có thời gian từ năm 2003 đến 2005 dạy tiếng Anh và phụ bán ô tô tại Nhật Bản. Đến năm 2009 chồng bà đến Việt Nam trực tiếp giảng dạy tiếng Anh ở một số trường cấp 2 và trung tâm ngoại ngữ.
Cũng trong khoảng thời gian này, bà Ngọt được một người giới thiệu gặp ông Afolayan Caleb, sau đó hai người kết hôn, được sự chứng nhận hợp pháp của cơ quan chức năng nước Negiria, hai vợ chồng bà Ngọt tạm trú tại huyện Hóc Môn. Khi chung sống với nhau, bà Ngọt thấy chồng có ba chiếc loa cũ không biết mua lúc nào. Trong đó có hai chiếc loa lớn và một loa nhỏ.
Đến 6/2013, ông Afolayan Caleb phải về nước để lo việc gia đình đến nay vẫn chưa trở lại. Đầu tháng 9/2013, khi dọn dẹp nhà, Bà Ngọt phát hiện 3 chiếc loa thùng cũ, một số người mua ve chai hỏi mua nhưng bà Ngọt không bán, hai tháng sau, bà Ngọt đem chiếc loa cho người anh họ tên Hòa (ngụ quận Tân Bình) để sửa lại sử dụng.
Cuối tháng 3/2014, bà Ngọt đọc được thông tin về vụ người mua ve chai (vợ chồng chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, tạm trú tại căn nhà trọ trong hẻm 84 Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình – PV) tìm thấy hơn 5 triệu yên Nhật trong thùng chiếc loa cũ thì lập tức gọi điện thoại cho ông Hòa hỏi về cái loa cũ nhưng ông Hòa cho biết đã bán ve chai từ lâu. Nghi ngờ đây là số tiền mà chồng mình từng nhắc đến trước đó nên bà Ngọt làm đơn gửi đến công an quận Tân Bình nhờ xác minh, làm rõ.
Liên quan tới việc cung cấp bằng chứng khẳng định là chủ nhân của đôi loa chứa số tiền 5 triệu Yên, hôm 13/5 vừa qua, bà Ngọt đã đến công an quận Tân Bình cung cấp thêm một số giấy tờ liên quan đến số tiền 5 triệu yên vắng chủ.
Cụ thể, đó là các giấy phô tô gồm: Giấy phép lao động do Sở Lao động thương binh và xã hội cấp cho ông Caleb làm giáo viên tại công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi thời hạn từ tháng 6-2010 đến tháng 6-2013; giấy tạm trú do Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an TP.HCM cấp cho ông Caleb cũng từ thời gian từ tháng 6-2010 đến tháng 6-2013.
H.Nguyen (Tổng hợp)