Tin mới

Vụ sập cầu Ghềnh: Xin đưa 2 nhịp cầu Ghềnh vào bảo tàng

Thứ tư, 30/03/2016, 08:33 (GMT+7)

Liên quan đến vụ sập và tiến hành trục vớt Cầu Ghềnh, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ GTVT tính toán để giữ lại nguyên trạng nhịp 1 và 4 để đưa vào bảo tàng bởi hình ảnh cầu Ghềnh đã quen thuộc và trở thành dấu ấn với những người dân tại Biên Hòa. 

Liên quan đến vụ sập và tiến hành trục vớt Cầu Ghềnh, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ GTVT tính toán để giữ lại nguyên trạng nhịp 1 và 4 để đưa vào bảo tàng bởi hình ảnh cầu Ghềnh đã quen thuộc và trở thành dấu ấn với những người dân tại Biên Hòa. 

Vnexpress thông tin cho biết, chiều ngày 29/3, Bộ GTVT đã tiến hành họp với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và các cơ quan ban ngành để tiến hành đánh giá lại toàn bộ quá trình trục vớt, phương án giải quyết khó khăn của ngành đường sắt cũng như việc xây dựng cầu Ghềnh mới. 

Cầu Ghềnh là hình ảnh gắn bó quen thuộc với người dân tại Biên Hòa. Ảnh: Vnexpress

Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Văn Chánh đã đề xuất Bộ GTVT giữ lại 2 nhịp cầu chưa bị sập xuống sông.

Ông Chánh cho biết "Cây cầu có tuổi đời hơn 100 năm, gắn với cuộc sống và văn hóa của người dân địa phương, việc giữ lại những nhịp cầu là nguyện vọng của người dân Biên Hòa. Chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện để giải phóng mặt bằng, dây diện... giúp việc đưa 2 nhịp cầu vào bờ một cách an toàn". 

Theo đó, nếu được sự đồng ý, tỉnh sẽ đưa một nhịp cầu vào bảo tàng, nhịp còn lại sẽ được thay thế nhịp cầu Rạch Cát bắc qua sông Cái. 

Liên quan đến quá trình trục vớt, báo Tuổi Trẻ đưa tin cho biết sau sự cố sập cầu ngày 20/3, đại diện tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1) cho biết đã cắt xong hai nhịp cầu 2 và 3.

Theo đó, do các nhụ 1 và 4 bị biến dạng nên dự kiến phải cắt nhỏ để đưa lên sà lan.

Các chuyên gia của Bộ GTVT cho rằng dù vướng trụ điện ở hai đầu cầu nhưng với trọng lượng của 2 nhịp còn lại khoảng 200 tấn, có thể dùng cẩu 500 tấn để nhấc hai nhịp trên vào đầu cầu. 

Phía đơn vị trục vớt cho biết, hôm nay 30/3 sẽ tiến hành trục vớt nửa nhịp dầm còn lại và kéo tàu sà lan bị chìm trước đó. Đối với hai nhịp dầm không bị sập đang được các đơn vị vớt khoan và cắt thành nhiều phần nhỏ.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news