Tin mới

Vượt rừng đến tới Làng Lao , chuyến thiện nguyện đầy cảm xúc

Thứ tư, 09/11/2016, 14:16 (GMT+7)

Tiết trời lạnh giá đầu đông lại làm tôi nhớ về Làng Lao. Bản làng chỉ có tiếng suối, tiếng chim và con người với nhau. Không sóng điện thoại, không điện lưới, không ồn ào bon chen.

Tiết trời lạnh giá đầu đông lại làm tôi nhớ về Làng Lao. Bản làng chỉ có tiếng suối, tiếng chim và con người với nhau. Không sóng điện thoại, không điện lưới, không ồn ào bon chen.

Làng Lao thuộc thôn  Làng Lao xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Đây là bản của người dân tộc H’Mông, với 70 hộ 400 nhân khẩu toàn thôn. Để đi vào nơi đây chúng ta phải mất một ngày trời vượt qua hơn 30km đường rừng, leo đèo lội suối.  

Chặng đường băng rừng lội suối tới ngôi làng.

Con đường đi vất vả là vậy, nhưng vẫn ấm lòng khi nghĩ đến cái đích là bản làng. Đúng là có đi ta mới thấy được nhiều điều, một ngày dài đi bộ vào bản sẽ rất mệt, rất đói và khát. Nhưng khi được ngồi lại bên ven bờ suối, cùng nhau nhóm lửa, nước suối trở thành nước dùng, túi mì tôm trở thành cái bát để úp mì và cùng nhau chia sẻ tường sợi mì thì thật thân thương, vui lắm, thấy ý nghĩa lắm. 

Vất vả nhưng lại cho chúng tôi nhiều kỉ niệm.

Ăn no, hết mệt chúng tôi lại cùng nhau lên đường, cùng nhau đến với bản. Cảm giác khi nhìn thấy bản làng xa xa thật ấm lòng, chúng tôi như vớ òa trong hạnh phúc. Hạnh phúc vì chúng tôi đã đến được với người dân, chúng tôi đã có thể chia sẻ yêu thương và giúp đỡ người dân nơi đây, tuy rằng nó chẳng nhiều, nhưng cũng đủ để ấm lòng. 

Ngôi làng khuất xa nơi đỉnh núi.

Làng Lao - cần lắm một con đường để phát triển.

Kinh tế Làng Lao vô cùng khó khăn, đường xá đi lại chưa có. Ở đây chưa có điện, người dân sửa dụng điện tự chế, máy phát điện nước là chủ yếu, có một số hộ dân hoàn toàn sống bằng nến, bằng lửa bếp.Cuộc sống người dân ở đây vẫn còn mang đậm nét hoang sơ, lạc hậu.

Nhà ở không có tường vây, lợn gà chăn thả không có chỗ riêng mà được thả rông, không có sân bãi.Trước cửa nhà có thể là vũng lầy của lợn đằm, lợn gà có thể vào nhà, vào chỗ ngủ, không có nhà vệ sinh, không có vườn rau.Xung quanh nhà đâu đâu cũng có thể thấy phân lợn, phân gà, vũng bùn rất là mất vệ sinh và bẩn. Người dân ở đây không biết làm nhà vệ sinh, dùng nhà vệ sinh. Nguồn nước sử dụng là nước suối, họ không có thói quen đun nước sôi để uống, họ dùng nước suối để nấu nướng cũng là nước để uống trực tiếp. Muốn có rau ăn thì phải leo đồi vài km hái rau rừng.

Người dân ở đây, có rất nhiều người không thể nói tiếng phổ thông, muốn nói chuyện phải nhờ đến trẻ em phiên dịch. Nhưng họ rất niềm nở, nhiệt tình và thật thà khi được hỏi chuyện họ có thể kể hết về những gì trong cuộc sống, họ đi làm nương, họ sinh hoạt như thế nào.Ngoài ra ở đây, trong bữa ăn, phụ nữ và trẻ em không được ngồi ăn cùng khách, thức ăn của họ cũng không được đầy đủ như khách. Khách ngồi ăn trên nhà thì họ phải ngồi ăn riêng dưới bếp, bữa ăn của họ chỉ có ít rau rừng và muối trắng. Đó đã là tập tục trong sinh hoạt của họ…

Nhưng, hành trình thiện nguyện của chúng tôi đã có thể giúp họ trong việc thay đổi cuộc sống sinh hoạt.

Chúng tôi  bắt đầu hành trình thiện nguyện đến Làng Lao từ tháng 3 năm 2015, tính đến nay, tháng 11 năm 2016 chúng tôi đã có 5 lần đến đây. Với sự giúp đỡ của chúng tôi họ đã thay đổi rất nhiều và sự thay đổi đó thể hiện thật rõ ràng. 

Chúng tôi đem giống rau như rau cải, giống ngô lên cho người dân trồng. Chúng tôi hướng dẫn người dân làm vườn gần nhà, gieo giống, hướng dẫn họ cách chăm sóc.Giờ đây đã có một số hộ gia đình trong bản có vườn rau gần nhà, họ đã trồng được một số giống ra như cải bắp, su hào, cải đắng… trong vườn.Ngoài ra, chúng tôi  cũng đã hướng dẫn người dân làm tường bao, hướng dẫn họ phân tách nơi chăn nuôi với nhà ở khách nhau.Xung quanh nhà sạch sẽ hơn, lợn gà có chuồng trại và được chăn thả ở khu vực riêng. Nhìn chung vệ sinh nhà được sạch sẽ hơn, không còn những vũng đất, vũng bùn lợn đằm.

Ngôi làng gần như chẳng có gì, điện không, đường không.

Ngoài ra, trong đợt lên thiện nguyện tháng 12 năm 2015  chúng tôi đã hướng dẫn người dân và cùng người dân làm nhà vệ sinh, tuyên truyền cho người dân ở đây việc cần thiết có nhà vệ sinh và sử dụng nhà vệ sinh. Khi nhóm rời khỏi bản đã có hai nhà vệ sinh được dựng lên cho dân bản sử dụng, tạo dựng cho họ thói quen sử dụng nhà vệ sinh.Cũng như hướng dẫn cho họ cách sử dụng phân để chăm bón cho cây trồng.

Trong bữa ăn, nhóm cũng đã cố gắng thay đổi thói quen của dân bản, mong muốn người dân cùng ăn, cùng ngồi chung không phân biệt phụ nữ trẻ em hay đàn ông. Tuy mới đầu họ chưa quen, còn ngại ngùng nhưng sau khi thuyết phục thì họ cũng đã cùng ngồi lại, tạo một không khí gần gũi ấm áp. 

Kết thúc chuyến hành trình về làng Lao với bao cảm xúc.

Là một trong những người đến với nơi đây từ những ngày đầu tiên và giờ cảm nhận thực sự rõ nét về sự thay đổi của Làng Lao, tuy không phải là tất cả.Thế nhưng, đó cũng đã là dấu hiệu tích cực nhờ có thiện nguyện. Hi vọng, với những gì chúng tôi đem đến và mong muốn cho người dân Làng Lao thì một ngày không xa, khi quay trở lại nơi đây sẽ còn được nhìn thấy sự thay đổi tích cực hơn, cuộc sống, phong tục sinh hoạt của người dân sẽ tiến bộ, sạch đẹp hơn.

Hoàng Nhung

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news