1. Cây trúc đào
Cây trúc đào có chứa chất độc. Ảnh: Internet
Cây trúc đào là loại cây bụi có hoa khá thu hút nhưng lại là một trong những loài cây độc hại.
Ăn phải trúc đào sẽ gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, gây tổn thương vùng bụng.
Ngoài ra có những triệu trứng đường tim mạch gồm loạn nhịp tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhạt da, lạnh do tuần hoàn máu kém, gây tác động đến hệ thần kinh trung ương.
Một vài triệu chứng nặng hơn có thể gồm thẫn thờ, run rẩy, tai biến, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
2. Hạt cây ngô đồng
Hạt cây ngô đồng có chứa chất độc gây hại nếu ăn phải. Ảnh: Internet
Cây ngô đồng ở Việt Nam được gọi là cây trôm đơn hoặc cây bo rừng, thường mọc trong rừng hoang.
Đến mùa thu hoạch người ta thường thu hoạch hạt, lá, hạt.
Thân, lá và nhựa của cây ngô đồng được xem là bài thuốc quý nhưng quả và hạt của cây ngô đồng lại là chất có chứa curcin rất độc, gây ra tác động lên gan và hệ tiêu hóa.
Trẻ nhỏ ăn hạt cây ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở cổ họng, nặng có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, xuất huyết tiêu hóa.
3. Cây cà độc dược
Cây cà độc dược có lá và quả đều chứa chất độc. Ảnh: Internet
Cây cà độc dược có khá nhiều tên gọi khác nhau nhưng phổ biến là quả anh đào chết.
Cả lá và quả của cây này đều rất độc nếu ăn vào sẽ dẫn đến tử vong.
Chất độc của loài cây này gây ra hiện tượng mê sảng, giãn đồng tử, ảo giác, nhạy cảm với ánh sáng, phát ban, khô miệng và mũi họng, táo bón và co giật.
Nếu như không được cấp cứu kịp thời, người dính phải chất độc này sẽ tử vong do chất độc làm gián đoạn các hoạt động của một số cơ quan trên cơ thể.
4. Cây hoa ngũ sắc
Cây ngũ sắc có chứa chất độc gây rối loạn tuần hoàn máu. Ảnh: Internet
Cây hoa ngũ sắc còn có tên gọi khác là thơm ổi.
Cây này có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây nên hiện tượng bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu...
5. Cây xương rồng kiểng
Cây xương rồng kiểng có chứa chất độc. Ảnh: Internet
Được biết đến là loại cây cảnh phổ biến đối với nhiều gia đình, cây xương rồng kiểng có tên khoa học là Euphorbia trigona.
Nhựa của loại cây này có thể gây ra tình trạng bỏng da và mắt khi tiếp xúc, gây nên hiện tượng tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu như ăn phải.
6. Cây đại hoàng
Cây đại hoàng có chưa chất độc gây khó thở. Ảnh: Internet
Cây đại hoàng có tên khoa học là Rhubarb Pie.
Trong lá đại hoàng có chứa chất độc có thể gây khó thở, nhiệt miệng, trong vòng 1 giờ không được cấp cứu sẽ gây nên hiện tượng co giật, xuất hiện, hôn mê.
7. Cây thông thiên
Cây thông thiên. Ảnh: Internet
Cùng một họ với trúc đào nhưng có hình lá mác, mọc so le, được trồng nhiều ở ven đường.
Cây thông thiên thường có màu vàng rực, nhiều nơi có hoa màu vàng cam, có 5 cánh.
Cây này có chứa nhiều chất độc ở hoa, lá quả, hạt, các độc tố như thevetin, neriin, glucozid có thể gây nên tình trạng tử vong.
8. Cây vạn niên thanh
Cây vạn thiên thanh. Ảnh: Internet
Cây vạn niên thanh được biết đến là một trong những cây lá màu được sử dụng phổ biến, cây dễ trồng với nhiều chủng loại đa dạng và được sử dụng trong trang trí nội thất.
Tuy nhiên, khi nhai bất cứ phần nào của cây đều gây nên tình trạng sưng cổ họng, dẫn đến nghẹt thở.
9. Cây trạng nguyên
Cây trạng nguyên là một trong những loại cây phổ biến. Ảnh: Internet
Cây trạng nguyên được biết đến là một trong những loại cây phổ biến, có màu đỏ lửa, hồng hay trắng.
Cây này được sử dụng phổ biến trong nhà vào dịp giáng sinh, lễ tết bởi dáng vẻ tươi vui cùng cái tên may mắn của mình.
Nhựa của cây trạng nguyên có thể gây kích ứng da, mắt như các cây cùng họ khác như Thầu dầu.
Ăn phải lá trạng nguyên có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc nôn mửa.
10. Cây đỗ quyên
Cây đỗ quyên nhìn rất đẹp nhưng lại vô cùng độc hại. Ảnh: Internet
Cây đỗ quyên là hoa cảnh được khá nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên ít ai biết rằng trong rễ, thân, lá và hoa của cây đỗ quyên đều chứa chất độc khiến buồn nôn, ói mửa và chóng mặt, khó thở...