Tin mới

10 vũ khí uy lực nhất thế chiến II

Thứ hai, 15/12/2014, 14:16 (GMT+7)

10 vũ khí uy lực nhất Chiến tranh Thế giới II - đó không hẳn là những vũ khí tốt nhất hay có sức tàn phá mạnh nhất mà là những vũ khí đã hình thành quá trình xung đột.

10 vũ khí uy lực nhất Chiến tranh Thế giới II - đó không hẳn là những vũ khí tốt nhất hay có sức tàn phá mạnh nhất mà là những vũ khí đã hình thành quá trình xung đột.

 

Tính đến khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2/9/1945, Chiến tranh Thế giới II đã lấy di 60 triệu sinh mạng và phá hủy nhiều thành phố lớn trên thế giới. Mỗi quốc gia tham chiến đã dành khoản tiền đáng kinh ngạc để thiết kế và xây dựng những vũ khí mạnh mẽ. Dưới đây, chúng ta chỉ xét đến 10 vũ khí uy lực nhất. Đó không hẳn là những vũ khí tốt nhất hay có sức tàn phá mạnh nhất mà là những vũ khí đã hình thành quá trình xung đột.

10. Tàu Higgin Boat


Nếu không có Higgins Boat thì cuộc đổ bộ D-day có thể sẽ không bao giờ thành công. Trong thực tế, Tổng thống Dwight D.Eisenhower đã nói trong năm 1964 là người thiết kế Andrew Higgins là “là người đàn ông đã chiến thắng trong cuộc chiến với chúng ta”.

Higgins đã dự kiến được sự cần thiết để sản xuất tàu đổ bộ ngay khi chiến tranh nổ ra. Đúng như dự đoán, thép sẽ không đủ để đóng tàu, ông quyết định dùng gỗ. Để chắc chắn là gỗ không bị hết, ông đã có bước đi táo bạo khi đặt mua toàn bộ 1.939 cây gỗ gụ từ Philippines.

Thiết kế của ông cuối cùng đã vượt qua cả các thủ lĩnh hải quân và 23.000 tàu Higgins Boat đã ra đời. Chúng được thiết kế để lướt trên mặt nước và có thể mang theo quân đội hoặc vật tư đi được dỡ bỏ trực tiếp tại bãi biển. Điều này đã cứu sống nhiều quân Đồng minh trong cuộc đổ bộ Normandy và giúp quân đồng minh vạch kế hoạch một cách linh hoạt bởi nó không cần có cảng biển mới có thể cập bến.

9. Máy phóng rocket Katyusha


Cơ hội chiến thắng tốt nhất (và có lẽ chỉ có một) của Hitler trong Chiến tranh Thế giới II nằm trong việc đánh bại Liên Xô một cách nhanh chóng và dứt khoát. Ngày 3/10/1941, quân đội của Hitler tiến sát Moscow và Leningrad, ông ta cảm thấy đủ tự tin để tuyên bố với cả thế giới qua sóng phát thanh rằng “kẻ thù tại phía Đông đã bị đánh bại và sẽ không bao giờ trỗi dậy trở lại”. Sự lạc quan của Hitler đã bị đặt nhầm chỗ - Nga vẫn tiếp tục chiến đấu và đã bổ sung thêm một loại vũ khí mạnh mẽ vào kho vũ khí của mình.

Máy phóng tên lửa Katyusha, còn được Liên Xô gọi là “Little Kate”, người Đức gọi là “Stalin’s Organ” là loại pháo binh mới đáng sợ. 

Thường được gắn ở mặt sau của xe tải, loại vũ khí này có khả năng bắn ra hỏa lực cực mạnh tại nhiều thời điểm. Mặc dù thiếu chính xác nhưng Katyusha có thể tạo ra lượng khói thải khổng lồ trên mặt đất và khiến lính Đức lo sợ.

Quan trọng hơn, loại vũ khí này rất rẻ và dễ sản xuất. Nó nhận được sự chú ý rất lớn vào cuối năm 1941 khi mà Nga bận tháo dỡ ngành công nghiệp nặng và di dời nó ra khỏi tầm với của quân xâm lược Đức.

8. Máy bay ném bom Avro Lancaster


Những máy bay ném bom mà Anh có sẵn để bắt đầu cuộc chiến, nói thẳng ra, chỉ là rác thải. Hóa thân đầu tiên của Avro Lancaster là máy bay 2 động cơ Avro Manchester và nó cũng chẳng khá hơn là bao. Nhưng những người thiết kế Avro có niềm tin vào máy bay của họ và thay vì bắt đầu từ vạch xuất phát, họ lại mở rộng cánh và bổ sung thêm 2 động cơ. Nó đã hoạt động rất tốt và Avro Lancaster đã trở thành chiếc máy bay ném bom hạng nặng nổi bật của Anh trong chiến tranh.

Lancaster bắt đầu phục vụ vào năm 1942. Người Anh cuối cùng cũng có thể chống lại người Đức. Mặc dù các nhà sử học vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả chiến dịch ném bom của quân đồng minh, chắc chắn có một sự thật là nó đã buộc Đức phải chuyển hướng nguồn lực đáng kể để bảo vệ không phận của mình.

Ngoài nhiệm vụ chiến lược, Lancaster cũng tham gia vào các nhiệm vụ đặc biệt khác. Năm 1943, có một phi đội Lancaster đã mang bom của Barnes Wallace tới chiến dịch Dambuster và sau đó trong chiến tranh, nó đã tấn công và đánh chìm tàu chiến Tirpitz của Đức. Hơn 7.000 chiếc Lancaster được sản xuất trong suốt chiến tranh nhưng gần một nửa trong số đó đã bị đối phương tiêu diệt. Hiện chỉ còn 2 chiếc vẫn có khả năng bay.

7. Tàu U-Boat


Đức không có một lực lượng hải quân đủ mạnh để thách thức các nước Đồng minh trên biển, do đó, họ hy vọng sẽ sử dụng máy bay và hầu hết là các tàu ngầm để ngăn Anh không nhận được vật tư tiếp tế và bị loại ra khỏi cuộc chiến. Các tàu U-boat của Đức đã được chứng minh là có hiệu quả hủy diệt, đã đánh chìm những con tàu có tổng tải trọng 2.606.000 tấn của Anh chỉ trong năm 1940. Winston Churchill sau này đã nói rằng điều duy nhất khiến ông sợ hãi trong Chiến tranh Thế giới II là tàu U-boat.

Mặc dù công nghệ chống tàu ngầm đã được cải tiến nghĩa là trong trận Đại Tây Dương, quân Đồng Minh đã giành được chiến thắng đầu năm 1943 nhưng điều này không nói lên toàn bộ câu chuyện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nước Đồng Minh đã chi 26,4 tỷ USD để chống lại các mối đe dọa từ tàu U-boat. Ngược lại, chiến dịch này chỉ ngốn của Đức 2,86 tỷ USD. Chỉ xét về mặt kinh tế thì chiến dịch này của Đức đã thành công. Tàu U-boat là một trong những vũ khí uy lực nhất trong chiến tranh.

6. Tiêm kích Hawker Hurricane


Khi nước Pháp ký hiệp ước đình chiến vào ngày 22/6/1940, họ đã để lại Anh và Khối thịnh vượng chung một mình chống lại phát xít Đức. Sau sự chủ trì thất bại của quân đội Pháp, Tướng  Maxine Weygand nói rằng quân đội Anh sẽ xiết cổ Đức như một con gà. Thủ tướng Anh đã xác định rằng Anh sẽ sống sót và lý do để ông tự tin như vậy là những phi đội Spitfire và Hurricane đã sẵn sàng để tham gia trận chiến với quân Đức trên bầu trời miền nam nước Anh

Mặc dù được có giàn khung làm hầu hết bằng gỗ, Hurricane là máy bay cánh đơn hiện đại có hiệu suất cao và có thể cạnh tranh với những chiếc BF109 tuyệt vời của Đức. Trong quá trình chiến đấu, Hurricane đã bắn rơi được 55% số máy bay quân đội Đức, Spitfire chiếm 42%, 3% còn lại là của các máy bay khác.

Vào năm 1942, công nghệ đã chuyển tới cho những máy bay khác khi mà Hawker Hurricane không còn giữ riêng cho mình khả năng đánh chặn. Nhưng nó vẫn luôn chứng tỏ mình có giá trị như một máy bay ném bom và phá tăng.  

5. Tăng M4 Sherman


Sherman không có nghĩa là xe tăng tốt nhất trong chiến tranh. Chúng được đưa vào phục vụ cuộc chiến và phải chống lại những chiếc xe tặng nặng hơn rất nhiều của Đức như Tiger và Panther. Xu hướng của chúng là cho nổ tung khi húc vào các xe của Mỹ, vì thế nó được mệnh danh là “Ronsons” – tên một loại thuốc lá nổi với lời quảng cáo “bừng sáng ngay lần đầu, ở mọi thời điểm”.

Tuy nhiên, trong khi xe tăng của Đức rất đắt, khó sửa chữa và lại gặp lỗi cơ khí thì Sherman lại không gặp bất cứ điểm yếu nào. Chúng lăn bánh ra khỏi dây chuyền sản xuất với chất lượng như vậy nên có thể áp đảo những cỗ máy cao cấp của Đức. Sherman không chỉ được lực lượng vũ trang Mỹ sử dụng mà còn có Anh, Liên Xô. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại Đức ở phương Tây và được sử dụng trong cuộc chiến chống lại Nhật Bản. Một vài biến thể của nó cũng đã được phát triển, trong đó có Firefly được gắn một khẩu súng nặng hơn 6kg mạnh mẽ. Đây là phiên bản nguy hiểm mà các pháo thủ chống tăng của Đức lo sợ.

4. Pháo 88mm


Loại pháo này của Đức được nhìn thấy hoạt động lần đầu vào năm 1936 trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha và vẫn là một trong những vũ khí quan trọng nhất của quân Đức trong suốt Chiến tranh Thế giới II. Một phần sức mạnh của nó nằm ở tính linh hoạt – nó có thể hạ gục bất kỳ chiếc xe tăng nào của quân đồng minh ở khoảng cách vài ngàn mét trở lên, nó là một vũ khí cống máy bay tuyệt vời và cũng có thể được dùng như một khẩu pháo nói chung, sau này được gắn lên những chiếc xe tăng của Đức như King Tiger. Ban đầu, đây là loại vũ khí chống máy bay và nhiều người cho rằng chính Hitler đã đề nghị sử dụng nó cho các mục đích khác.

Người Đức đã sản xuất ra khoảng 18.000 pháo 88mm trong suốt chiến tranh. Khi Đức ngày càng tăng cường các loại vũ khí oanh tạc, pháo 88mm đã được chuyển sang để bảo vệ Reich khỏi các máy bay ném bom.

3. Máy bay P51 Mustang


Mỹ đã bước vào cuộc chiến với niềm tin vững chắc rằng các máy bay ném bom có thể bảo vệ họ trong cuộc đột kích ban ngày trên nước Đức. Các máy bay ném bom không hộ tống đã tàn phá những chiếc BF109 và Focke Wolfe đang bảo vệ không phận Đức. Nếu các cuộc oanh tạc tiếp tục tấn công vào trung tâm của Reich thì một máy bay hộ tống tầm xa không có gì đáng khao khát nhưng lại cần thiết. Vào tháng 12/1943, không quân Mỹ đã có câu trả lời.

P51 Mustang là một trong những chiến đấu cơ tốt nhất trong cuộc chiến. Nó có thể hộ tống máy bay ném bom tới Berlin và trở lại vfa có thể làm tốt hơn hầu hết các máy bay địch mà nó gặp phải. Các nguồn tin đều thừa nhận P51 thành công, mỗi chiếc Mustang tiêu diệt được khoảng 19 máy bay địch.

2. Các tàu sân bay


Khi chiến tranh bùng nổ, hầu hết các nhà chiến lược hải quân tin rằng những ông lớn của các chiến hạm sẽ thống trị các cuộc xung đột trên biển. Trong khi các cường quốc đã xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng các tàu sân bay, họ được cho là dành lời khen cho các chiến hạm hơn là chiếm đoạt lấy chúng.

Có lẽ chỉ có người Nhật là có đầy đủ tiềm năng để sản xuất tàu sana bay và họ đã tung ra để tàn phá trong trận Trân Châu Cảng. Vào ngày 7/12/1941, 353 máy bay từ 6 chiếc tàu sân bay của Nhật Bản bắt đầu cuộc tấn công làm biến đổi cuộc xung đột châu Âu thành chiến tranh thế giới. Các hạm đội của Mỹ đã mất 49 tàu và thấy nhiều thiệt hại hơn nữa. Mặc dù đây là một cú sốc lớn thì Mỹ vẫn còn may mắn bởi các tàu sân bay của họ đã thoát khỏi sự hủy diệt. Nếu chúng bị phá hủy ở cảng, người Nhật sẽ nắm quyền kiểm soát ở Thái Bình Dương trong 1 năm hoặc hơn. Khi chiến tranh tiến triển, tàu sân bay rõ ràng đã chứng tỏ thời đại của tàu chiến đã qua, tàu sân bay giờ là loại vũ khí trên nước mạnh nhất.

1. Xe tăng T-34


T-34 được triển khai lần đầu năm 1940 nhưng không được đưa ra chiến trường với số lượng lớn tới cuối năm 1941. Sự xuất hiện của chúng đã chứng minh là một cú sốc lớn với Đức. Tướng Heinz Guderian lúc ấy đã viết trong một cuốn sách về những xe bọc thép trong chiến tranh và mô tả nó là chiếc xe tăng tốt nhất trong cuộc chiến. Tư tưởng của Đức Quốc xã rất coi thường người Nga, nhưng người Nga đã sản xuất ra chiếc xe tăng tốt hơn bất cứ điều gì mà người Đức có thể đưa vào trận mạc.

Chiếc xe tăng mới của Nga nhanh, cơ động, có thể tạo ra cú đấm mạnh mẽ và sử dụng giáp nghiêng khiến hầu hết các đạn pháo của Đức bị bật trở lại. Mặc dù sự thống trị trên chiến trường của nó không dài, T-34 vẫn là một vũ khí quan trọng đối với lực lượng vũ trang Nga trong suốt chiến tranh. Tới năm 1945, nó đã chiếm 55% tổng lực lượng thiết giáp của họ. Nếu không có cỗ máy tuyệt vời này thì Wehrmacht có thể đã đánh bại Nga. Và điều đó khiến nó trở thành vũ khí ảnh hưởng nhất trong Chiến tranh Thế giới II. Tính đến cuối cuộc chiến đã có hơn 57.000 chiếc T-34 được xuất xưởng tại Nga khiến nó trở thành chiếc xe tăng xuất hiện ở hầu hết các cuộc xung đột.

Bảo Linh (tin tức toptenz)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news