Tin mới

13 phong tục truyền thống trong Tết Nguyên đán 2021 cầu mong một năm thịnh vượng

Thứ tư, 10/02/2021, 21:10 (GMT+7)

Tết Nguyên Đán 2021 và phong tục truyền thống Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền của người Việt với mong muốn một năm tài lộc, thịnh vượng an khang, sung túc đủ đầy. 

1. Tục Cúng ông Công ông Táo

Ngày 23 Tháng Chạp âm lịch là ngày cúng Ông Công ông Táo

Tục cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt.
Tục cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt.

Đây là ngày mà các ông Táo lên Thiên Đình để báo cáo mọi việc trong một năm của gia chủ với Ngọc hoàng. Do đó, vào những ngày này, gia đình sẽ dọn dẹp để bếp luôn được sạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công ông Táo lên trầu trời. 

2. Chơi hoa trong ngày Tết Nguyên đán

Theo tục lệ của người Việt Nam tục chơi hoa trong ngày Tết được xem là một trong những tục lệ quen thuộc truyền thống của người Việt. 

Hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam và cây quất được xem là một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. 

Tục chơi hoa trong ngày Tết. Ảnh: Internet
Tục chơi hoa trong ngày Tết. Ảnh: Internet

Tại Việt Nam có khá nhiều loại hoa đẹp và được các gia chủ yêu thích để chào đón năm mới như hoa lan, hoa ly, hoa cúc. 

     >>Xem thêm: Thời tới cản không kịp: 3 con giáp cải vận phất lên như 'diều gặp gió' trong năm 2021

3. Tục gói bánh chưng

Trong ngày Tết cổ truyền, bánh chưng được xem là một trong những món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết. 

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết với nhiều ý nghĩa. Ảnh: Internet
Phong tục gói bánh chưng ngày Tết với nhiều ý nghĩa. Ảnh: Internet

Vào dịp Tết Nguyên đán, các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.

4. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một trong những lễ vật được đặt lên bàn thờ tổ tiên, đây là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt với mong muốn một năm mới Bình An, may mắn và hạnh phúc. 

Mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện lòng thành kính với Tổ tiên. Ảnh: Internet
Mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện lòng thành kính với Tổ tiên. Ảnh: Internet

Mâm ngũ quả là mâm gồm 5 loại quả khác nhau và truyền thông văn hóa của của mỗi vùng miền sẽ mang đặc trưng khác nhau. 

   >>Đừng bỏ lỡ: Phú quý lâm môn: 3 con giáp này tậu nhà xe dễ như 'trở bàn tay' trong năm 2021

5. Thăm mộ tổ tiên

'Tảo mộ' hay đi thăm mộ tổ tiên trong ngày Tết đến xuân về được xem là một trong những phong tục nhân văn của người Việt. 

Tục viếng mộ tổ tiên mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ảnh: Internet
Tục viếng mộ tổ tiên mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ảnh: Internet

Tục thăm mộ tổ tiên được xem là cách thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành cũng như tổ tiên đã khuất.

6. Lau dọn nhà cửa

Vào những ngày cuối cùng trong năm, các gia đình Việt Nam đều tiến hành dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ với mong muốn sắp xếp lại những điều chưa ổn thỏa và xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ, chuẩn bị chào đón một năm mới với nhiều tài lộc cũng như may mắn. 

7. Đón giao thừa cùng gia đình

Đón giao thừa cùng với gia đình là một trong những phong tục phổ biến của người Việt. 

Thời điểm giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đây cũng là thời gian quan tọng khi đất trời giao hòa.

Đón giao thừa cùng gia đình với mong muốn một năm sung túc và hạnh phúc tròn đầy.
Đón giao thừa cùng gia đình với mong muốn một năm sung túc và hạnh phúc tròn đầy.

Lễ cúng giao thừa cũng hay còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa rũ bỏ hết những điều xấu trong năm cũ để đón những điều tốt đẹp trong năm mới. 

8. Cúng tất niên

Mâm cơm cúng Tất niên được xem là lễ vật bày tỏ lòng thành của các gia chủ vào dịp Tết đến xuân về. 

Vào ngày này, các gia đình Việt thường làm một mâm cơm cúng mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng với gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời kết thúc năm cũ và chuẩn bị đón chào một năm mới với nhiều hy vọng, phấn khởi. 

9. Xông đất đầu năm

Tục xông đất đầu năm mới được xem là tục truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.

Trong quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm đóng vai trò quan trọng do đó các gia đình nên chọn những người hợp tuổi, hiền lành và có gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình. 

10. Tục hái lộc đầu năm

Tục hái lộc đầu năm được xem là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. 

Tục hái lộc đầu năm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ảnh: Internet
Tục hái lộc đầu năm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ảnh: Internet

Tục hái lộc đầu năm thường được thực hiện vào mùa xuân trước đêm giao thừa hoặc sang sáng sớm mùng 1 Tết với mong muốn cầu một năm may mắn, rước tài lộc vào nhà. 

11. Chúc Tết và mừng tuổi

Trong phong tục truyền thống của người Việt có phong tục chúc Tết và mừng tuổi họ hàng cũng như bạn bè. 

Trong những ngày này, con cháu sẽ đến chúc thọ và mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. 

Chúc Tết và mừng tuổi mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ảnh: Internet
Chúc Tết và mừng tuổi mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ảnh: Internet

Con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền được bỏ trong phong bao màu đỏ nhằm lấy may. 

Cùng với đó là lời chúc hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, luôn hạnh phúc và vui vẻ. 

12. Tục Xuất hành đầu năm

Người Việt luôn chọn giờ đẹp, hướng đẹp và phù hợp với tuổi của mình để xuất hành trong năm mới. 

Trong những ngày đầu năm, xuất hành luôn đóng vai trò quan trong với hy vọng một năm nhiều may mắn và bình an. 

13. Đi lễ chùa đầu năm

Trong phong tục của người Việt, phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu năm mới luôn được xem là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. 

Đi lễ chùa đầu năm với mong muốn cầu xin một năm mới đầy may mắn, phúc lộ cũng như bày tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật và tổ tiên.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news