Tin mới

3 điều cần ghi nhớ khi cúng giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 để có một năm hốt tài hốt lộc

Thứ hai, 31/01/2022, 13:11 (GMT+7)

Giao thừa là thời điểm mọi gia đình tạm gác lại những chuyện buồn, vui, xui xẻo để hy vọng một năm mới với nhiều tài lộc và hạnh phúc. 

Thời điểm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới và đây cũng là thời điểm các gia chủ tạm gác lại mọi chuyện buồn, xui xẻo cũng nhưng những điểm xấu của một năm đã qua, hy vọng một năm mới nhiều chuyển biến tích cực hơn. 

Giao thừa năm 2022 vào ngày mấy?

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, thường được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới vào khoảng 11h đêm ngày 29 tháng Chạp, tức ngày 31/1/2022. 

Đây được xem là một trong những phong tục cực kỳ quan trọng vào ngày Tết cổ truyền của người Việt. 

Vào thời điểm giao thừa, mọi người thường chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà với mong muốn tiễn năm cũ và chào đón một năm mới được làm ăn yên ổn, mưa thuận gió hoà. 

Cùng với đó, thời điểm giao thừa cũng có ý nghĩa tưởng nhớ công đức của cha ông và mời gọi tổ tiên về nhà ăn Tết. 

Lưu ý đặc biệt khi cúng giao thừa dịp Tết Nhâm Dần 2022 để đón tài lộc

Lưu ý đặc biệt khi cúng giao thừa vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Internet
Lưu ý đặc biệt khi cúng giao thừa vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Internet

Trước khi thực hiện cúng giao thừa Nhâm Dần 2022, các gia đình cần đặc biệt lưu ý một số điều như: 

- Lễ cúng Giao thừa ngoài trời được thực hiện vào đúng 0h đêm ngày 29 tháng Chạp. Nghi thức cúng trong nhà được thực hiện sau khi gia chủ khấn vái ngoài trời xong, nên không có giờ giấc cụ thể vào từng gia đình, gia chủ có thể viết văn khấn ra giấy trước rồi đọc theo.

- Trước khi khấn mời Tổ tiên về ăn Tết thì gia chủ cần khấn Thổ Công (vị thần cai quản trong nhà) để xin phép Thổ Công cho Tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. 

- Khi cúng người khấn cần quay mặt về phía Tây Bắc hoặc Đông Nam nhưng mâm cỗ thì không nhất thiết phải đặt theo hướng này. 

Sau giao thừa nên làm gì để đón một năm mới nhiều may mắn và tài lộc?

Người phương Đông thường quan niệm rằng việc lựa chọn đúng hướng ngày giờ Xuất hành sẽ giúp cho gia chủ có công việc làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn trong công việc cũng như sức khỏe được như mong muốn. 

Sau lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà, gia chủ sẽ xuất hành khỏi nhà theo hướng đã chọn để cầu xin Thần Phật phù hộ cho gia đình một năm được an lành và hạnh phúc. 

Mua muối đêm giao thừa cũng được xem là quan niệm được nhiều thế hệ truyền lại. 

Ngoài ra, sau đêm giao thừa, tục xông đất là một trong những tục lệ truyền thống lâu đời không thể thiếu. Người Xông đất là người đến Chúc Tết đầu tiên của gia đình và có thể là ngẫu nhiên hoặc người được chọn trước (thường hợp tuổi và hợp mệnh).

Sau giao thừa, các gia chủ cần đặc biệt chú ý làm một số điều để có được năm mới nhiều hạnh phúc và tài lộc. Ảnh: Internet
Sau giao thừa, các gia chủ cần đặc biệt chú ý làm một số điều để có được năm mới nhiều hạnh phúc và tài lộc. Ảnh: Internet

Lễ cúng giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa vô cùng sâu sắc bởi người xưa tin rằng mỗi năm sẽ có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Do đó, hết năm thì vị thần năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. 

Do đó phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. 

Sẽ có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển và mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. 

1. Năm Tý: Chu vương Hành khiển, Thiên ôn hành binh chi thần, Lý tào phán quan.

2. Năm Sửu: Triệu vương Hành khiển, Tam thập lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.

3. Năm Dần: Ngụy vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.

4. Năm Mão: Trịnh vương Hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.

5. Năm Thìn: Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.

6. Năm Tỵ: Ngô vương Hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.

7. Năm Ngọ: Tần vương Hành khiển, Thiên mao hành binh chi thần, Ngọc tào phán quan.

8. Năm Mùi: Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.

9. Năm Thân: Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.

10. Năm Dậu: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.

11. Năm Tuất: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.

12. Năm Hợi: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị những gì?

Lễ cúng giao thừa ngoài trời bao gồm: Ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà rượu, nón mũ thần linh, mâm lễ mặn... Tất cả sẽ được bày lên bàn trang trọng đặt trước cửa nhà. Mâm lễ cúng giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. 

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ nhà phải đèn, nến, rót rượu, rót trà rồi khấn vái trước án. 

Việc bàn giao và tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Lễ cúng giao thừa gồm lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời. Ảnh: Internet
Lễ cúng giao thừa gồm lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời. Ảnh: Internet

Lễ cúng giao thừa trong nhà

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. 

Ở Nam Bộ, Thổ Công được thay bằng ông Địa và được thờ ở dưới đất. 

Lễ cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?

Lễ vật tương tự như cúng ngoài trời, chỉ bỏ mũ chuồn. Bao gồm: Ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà và bánh chưng, bánh giầy, bánh kẹo, mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn. 

Sau khi cung kính bày lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành tâm đọc văn khấn.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news