Công chúa Olga
Nữ hoàng Olga của Kiev, còn được biết đến với tên Thánh Olga, là một trong những nhân vật nổi bật trong lịch sử của Nga và Ukraine. Bà đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nền móng cho ngôi đế chế Kievan Rus’ và đặc biệt là nổi tiếng với sự thông minh, quyết đoán, và đôi khi là sự tàn nhẫn trong cách bà lãnh đạo.
Nữ hoàng Olga sinh vào khoảng năm 890 và mất vào năm 969. Bà trị vì vương quốc Kievan Rus' từ năm 945 đến năm 960 sau cái chết của chồng mình, Hoàng đế Igor. Bà nổi tiếng với những chiến công và cách bà đối xử với kẻ thù. Một số câu chuyện kể về cách bà trả thù cho cái chết của chồng mình bằng những kế hoạch tàn nhẫn.
Năm 945, vua Igor bị sát hại, con trai của hai người lúc ấy mới được 3 tuổi, Olga lên làm nhiếp chính thay con. Là người phụ nữ hấp dẫn, xinh đẹp, thông minh nhưng cũng rất tàn nhẫn, nữ hoàng Olga sẵn sàng thẳng tay loại trừ những kẻ muốn lấy đi sức mạnh của mình.
Sau khi chồng mất, bà đã lên kế hoạch trả thù cho chồng, đánh bại những kẻ muốn lật đổ bà và đất nước. Trong gần 20 năm cai trị, bà đã từng bước thiết lập những cải cách mới trong tô thuế, yêu cầu người dân chuyển sang Kito giáo mà không cần đến vũ lực, nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng trên khắp đất nước.
Olga đã thực hiện nhiều cải cách hành chính để củng cố quyền lực tập trung của ngai vàng Kievan Rus'. Bà thiết lập một hệ thống quản lý địa bàn và thuế suất mà có thể coi là tiền thân của hệ thống "Hundred" được sử dụng ở một số quốc gia Âu Châu trong Thời cổ đại và Trung cổ.
Từ Hy thái hậu
Từ Hi Thái Hậu - nhân vật lịch sử nổi tiếng tại Trung Quốc. Bà sinh năm 1835 và mất năm 1908. Những năm trị vì, Từ Hi Thái hậu nắm trong tay quyền lực trọng yếu làm khuynh đảo triều chính.
Được biết, Từ Hi Thái hậu vào cung thông qua cuộc tuyển chọn tú nữ và trở thành Lan Quý nhân. Sau khi sinh được người con trai duy nhất cho hoàng đế, bà được tấn phong làm Quý phi. Từ Hi Thái hậu trở thành người thống trị quyền lực nhất vào thời kỳ cuối của nhà Thanh khi buông rèm nhiếp chính trong hơn 40 năm.
Từ Hi Thái hậu có cuộc sống vô cùng xa hoa và quyền lực. Thậm chí, bà còn bị ví là người chuyên quyền, tàn nhẫn, là nguồn cơn dẫn tới sự sụp đổ của nhà Thanh. Song, cũng có một số lại đề cao những cải cách do bà thực hiện.
Từ Hi sống xa hoa trong suốt cuộc đời và khi bà qua đời ở tuổi 70, bà được coi là sống thọ ở thời bấy giờ. Nhưng trước khi qua đời, bà không thoát khỏi sự đeo bám của bệnh tật. Người ta kể rằng vào ngày tang lễ của Từ Hi Thái hậu, thời tiết thất thường, lúc nắng lúc mưa, thậm chí còn có cả sấm chớp, dường như là sự trừng phạt của ông trời và sự bất mãn đối với bà. Người xưa cho rằng thiên tượng tượng trưng cho ý trời nên hiện tượng này khiến con người cảm thấy điềm gở, sợ hãi.
Trong lịch sử Trung Quốc, có vô số trường hợp quốc gia suy vong vì lối sống xa hoa của người cầm quyền. Từ Hi Thái hậu ở cuối đời Thanh chính là người góp phần đẩy triều đại này đi đến ngày tàn. Tuy không phải hoàng đế nhưng bà lại là người thực sự nắm giữ quyền lực trong một thời gian dài. Cho đến nay, những thông tin về bà vẫn là chủ đề hấp dẫn với hậu thế.
Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên hay còn gọi là Võ Mị Nương, sinh ngày 17/2/624, đúng ngày này 1399 năm trước, trong một gia đình quyền quý. Vào khoảng năm 637, bà được đưa vào cung và trở thành Tài Nhân của vua Đường Thái Tông. Nàng nhập cung năm 14 tuổi, được Lý Thế Dân (Đường Thái Tông) ban cho danh xưng Võ Mỵ Nương. Từ nhỏ, nàng đã nổi tiếng là mỹ nhân thông minh, xinh đẹp tuyệt sắc.
Theo những ghi chép cho thấy gương mặt của Võ Tắc Thiên vuông như nam nhân chứ không thanh thoát, mềm mại như những tiểu thư đài các thời nay. Tuy nhiên, diện mạo của bà dưới thời Đường lại được cho là phù hợp và có lẽ đó cũng là lý do giúp Võ Tắc Thiên trụ vững trong triều đình lâu đến vậy.
Năm 655, bà được phong làm hoàng hậu. Là một người có trí thông minh xuất sắc, bà đã đưa ra một số lời khuyên để hỗ trợ việc triều chính cho vua Đường Cao Tông, từ đó âm thầm thâu tóm quyền lực.
Năm 660, Vua Đường Cao Tông bị bệnh, Võ hậu lúc này đã buông rèm nhiếp chính, mở ra một con đường bành trướng quyền lực. Dù lần lượt hai người con trai của Võ Tắc Thiên lên ngôi nhưng bà đều không hài lòng.
Năm 690, Võ Tắc Thiên đã chính thức lên ngôi, tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu. Bà trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa được công nhận.
Võ Tắc Thiên được mô tả là một người tàn nhẫn, từng giết chết con gái đẻ vì dám đối nghịch. Tuy nhiên, dưới thời cai trị của Võ Tắc Thiên, lãnh thổ của nhà Đường đã mở rộng, nhiều Chính sách cai trị và xã hội được cải cách.