Võ Tắc Thiên hay còn gọi là Võ Mị Nương, sinh ngày 17/2/624, đúng ngày này 1399 năm trước, trong một gia đình quyền quý. Vào khoảng năm 637, bà được đưa vào cung và trở thành Tài Nhân của vua Đường Thái Tông. Nàng nhập cung năm 14 tuổi, được Lý Thế Dân (Đường Thái Tông) ban cho danh xưng Võ Mỵ Nương. Từ nhỏ, nàng đã nổi tiếng là mỹ nhân thông minh, xinh đẹp tuyệt sắc.
Theo những ghi chép cho thấy gương mặt của Võ Tắc Thiên vuông như nam nhân chứ không thanh thoát, mềm mại như những tiểu thư đài các thời nay. Tuy nhiên, diện mạo của bà dưới thời Đường lại được cho là phù hợp và có lẽ đó cũng là lý do giúp Võ Tắc Thiên trụ vững trong triều đình lâu đến vậy.
Mặc dù nhan sắc xinh đẹp nhưng Võ Tắc Thiên lại không thể lọt mắt xanh của vua Lý Thế Dân bởi khi đó hậu cung có quá nhiều mỹ nhân. Nhiều năm không được Lý Thế Dân để mắt, Võ Mỵ Nương tìm mọi cách để gây sự chú ý. Rất may mắn, một lần cô đã được nhà vua chọn "thị tẩm".
Thế nhưng mọi chuyện lại không như sắp đặt của Võ Mỵ Nương. Theo đó, vào đúng đêm mà nhà vua "thị tẩm" đã xảy ra một sự việc vô cùng kỳ lạ. Vào đúng giây phút cả hai đang ngọt ngào thì trời đột nhiên nổi sấm sét dữ dội. Sét đánh trúng vào cung điện mà hoàng đế đang ở cùng mỹ nhân. Lúc này, một thanh gỗ lớn trên sàn nhà rơi xuống vị trí của nhà vua.
Ngay lập tức, Võ Tắc Thiên đã nhanh chóng đẩy Lý Thế Dân ra. Nhờ vậy, hoàng đế mới thoát được nạn. Mặc dù được Võ Mỵ Nương cứu nguy nhưng Lý Thế Dân vẫn cho rằng đây là điềm xấu. Kể từ ngày đó, vị vua này không bao giờ chọn Võ Tắc Thiên để "thị tẩm". Đây cũng chính là lý do khiến Võ Tắc Thiên chưa từng mang thai, sinh con cho Lý Thế Dân và phải sống 12 năm trong hậu cung lạnh lẽo không được yêu thương.
Sau khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân qua đời, Võ Mỵ Nương gặp thái tử Lý Trị và có mối quan hệ mật thiết với vị vua tương lai này. Năm 649, khi vua Đường Thái Tông băng hà, Lý Trị lên ngôi và lấy hiệu là Đường Cao Tông. Theo luật lệ, lúc này, Võ Tắc Thiên phải xuống tóc đi tu tại Cảm Nghiệp Tự. Tuy nhiên, vào ngày giỗ của tiên đế, hoàng đế Lý Trị đến ngôi chùa này để tế bái và gặp lại Võ Tắc Thiên.
Sau đó, vào năm 651, ông cho đón bà về cung và phong làm Chiêu Nghi. Lúc này bà đã hạ sinh một hoàng tử. Từ khi về cung, bà đã bị nhiều triều thần phản đối do là phi tử của tiên đế.
Năm 655, bà được phong làm hoàng hậu. Là một người có trí thông minh xuất sắc, bà đã đưa ra một số lời khuyên để hỗ trợ việc triều chính cho vua Đường Cao Tông, từ đó âm thầm thâu tóm quyền lực.
Năm 660, Vua Đường Cao Tông bị bệnh, Võ hậu lúc này đã buông rèm nhiếp chính, mở ra một con đường bành trướng quyền lực. Dù lần lượt hai người con trai của Võ Tắc Thiên lên ngôi nhưng bà đều không hài lòng.
Năm 690, Võ Tắc Thiên đã chính thức lên ngôi, tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu. Bà trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa được công nhận.
Võ Tắc Thiên được mô tả là một người tàn nhẫn, từng giết chết con gái đẻ vì dám đối nghịch. Tuy nhiên, dưới thời cai trị của Võ Tắc Thiên, lãnh thổ của nhà Đường đã mở rộng, nhiều Chính sách cai trị và xã hội được cải cách.