Truyền thông thế giới vừa qua đôi khi chỉ tập trung vào những tin xấu xảy ra khắp nơi trên thế giới mà không hề biết rằng có vô vàn những tin tốt lành đang diễn ra hàng ngày. Cùng Tinmoi điểm lại những hình ảnh, sự kiện đáng nhớ nhất trong một năm vừa qua nhé.
Tờ Future Crunch đã đưa ra nhiều tin tốt lành nổi bật trên khắp thế giới trong năm 2018 gồm những tin về bình đẳng giới, quyền con người, bảo tồn động vật, bảo vệ môi trường...
1. Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ cho hay quốc gia này sẽ bỏ đồ nhựa dùng một lần vào năm 2022.
Chỉ 3 năm sau khi Ấn Độ quy định bắt buộc dùng rác thải nhựa để làm đường, hiện đã có 100.000km đường làm từ nhựa tái chế ở nước này.
2. Sau lệnh cấm sử dụng túi nhựa ở 2 trong số những thương hiệu bán lẻ lớn nhất tại Australia, đất nước này đã cắt giảm được 80% túi nhựa chỉ trong vòng 3 tháng tương đương với 1,5 tỷ túi nhựa.
3. 250 thương hiệu lớn của thế giới gồm Coca Cola, Kellogs và Nestle đã cam kết sẽ tái sử dụng, tái chế hoặc chế thành phân trộn 100% bao bì nhựa của mình vào năm 2025.
4. Nghị viện Châu Âu đã thông qua lệnh cấm hoàn toàn nhựa dùng một lần - chiếm đến 70% rác thải ra biển, lệnh cấm này sẽ có hiệu lực vào năm 2021.
Bình đẳng giới được chú trọng là một trong những tín hiệu đáng mừng trong năm 2018. Ảnh: Internet |
5. Đức đã công bố một trong những chương trình kiểm soát chất thải đầy tham vọng khi tái chế đến 63% lượng rác thải trong 4 năm tới. Con số tái chế rác thải của nước này hiện tại là 36%.
6. Năm 2018, thế giới đã vượt mốc 4 triệu xe điện, ở thị trường xe lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ô tô điện chiếm đến 5% doanh số.
7. Adidas dự kiến sẽ bán được 5 triệu đôi giày làm từ nhựa phế thải đại dương trong năm nay và cam kết sẽ chỉ sử dụng nhựa tái chế cho những sản phẩm của hãng vào năm 2024.
8. Tỉ lệ phạm tội và giết người đã giảm ở 30 thành phố được cho là lớn nhất của Mỹ - năm 2018 thấp hơn năm 2017 là 7,6%.
9. Tỉ lệ giết người của Honduras đã giảm một nửa kể từ năm 2012, đây cũng là quốc gia có tỷ lệ giết người cao nhất thế giới trong năm 2012.
10. Malaysia đã bãi bỏ án tử hình cho tất cả các loại tội phạm và tạm dừng tất cả các vụ hành quyết đang chờ xử lý. Đây được cho là động thái đã được các nhóm nhân quyền Châu Á ca ngợi như một chiến thắng lớn.
11. Tỉ lệ người da đen đói nghèo ở Mỹ giảm từ 41% vào năm 1960 xuống còn 18% ở hiện tại. Tỷ lệ người da đen bước chân vào tầng lớp trung lưu tăng từ 38% lên 57% trong cùng thời kỳ.
12. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời tiếp tục giảm chi phí, nửa cuối năm 2018, chi phí của năng lượng Mặt Trời đã giảm 14%, năng lượng gió giảm 6%.
13. Mỹ đã lập kỷ lục mới về việc đóng cửa nhà máy trong năm nay với 22 nhà máy ở 14 tiểu bang đã bị đóng cửa.
14. Trong một cuộc khảo sát thanh niên trên toàn cầu cho thấy, nhiều người trẻ lạc quan hơn người trưởng thành. 9/10 thanh thiếu niên ở Kenya, Mexico, Trung Quốc, Nigeria và Ấn Độ cho biết họ cảm thấy tích cực về tương lai của mình.
15. Tỷ lệ tự tử trên toàn cầu đã giảm 38% kể từ năm 1994 – tương đương với 4 triệu mạng sống.
16. Ấn Độ cũng là quốc gia có tốc độ xây dựng nhà vệ sinh lớn nhất mọi thời đại. Ước tính, hơn 80 triệu nhà vệ sinh đã được xây dựng kể từ năm 2014.
17. Năm 2018, một tòa án Leban đã tuyên bố đồng tính luyến ái không phải là một tội ác mà đây là cột mốc về nhân quyền ở Trung Đông.
18. New Zealand là quốc gia thứ 2 trên thế giới sau Philippines thông qua luật cho phép nạn nhân của Bạo lực gia đình nghỉ phép 10 ngày có lương.
19. Quốc hội Pakistan đã thông qua một đạo luật mang tính bước ngoặt nhằm đảm bảo các quyền lợi cơ bản cho người chuyển giới và cấm mọi hình thức phân biệt đối xử đối với họ.
20. Lần đầu tiên kể từ nền văn minh nông nghiệp bắt đầu cách đây 10.000 năm, phần lớn nhân loại đã không còn đói nghèo và dễ rơi vào đói nghèo.
21. Tòa án tối cao của Costa Rica phán quyết rằng việc cấm hôn nhân đồng giới là vi hiến ở đất nước này và cho Chính phủ 18 tháng để thay đổi điều đó.
22. Một nghiên cứu mới đây cho hay trong 2 thập kỷ qua, việc cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ đã giảm từ 57,7% xuống 14,1% ở Bắc Phi, từ 73,6% xuống 25,4% ở Tây Phi và từ 71,4% xuống 8% ở Đông Phi.
23. WHO tuyên bố số lượng thanh thiếu niên uống rượu đã giảm trên khắp các quốc gia châu Âu – châu lục có tỷ lệ uống rượu cao nhất thế giới. Đất nước có tỷ lệ giảm mạnh nhất là Anh.
24. Nam Phi – quốc gia có số người đang sống chung với HIV lớn nhất thế giới – đã khiến các quan chức ngành y tế ngạc nhiên khi tuyên bố giảm 44% ca lây nhiễm mới kể từ năm 2012.
25. Tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trên toàn cầu kể từ năm 2010 đã giảm 16% ở người lớn và 35% ở trẻ em. Hầu hết các quốc gia đang tiến tới loại bỏ sự lây nhiễm căn bệnh này vào năm 2030.
26. Số lượng bà mẹ tử vong sau sinh của Ấn Độ giảm 22% kể từ năm 2013. Điều đó có nghĩa là, trung bình mỗi ngày có hơn 30 bà mẹ được cứu sống so với cách đây 5 năm.
27. Ghana trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Phi cận Sahara loại bỏ bệnh mắt hột. Năm 2000, căn bệnh này khiến 2,8 triệu dân (15% dân số) bị mù.
28. 10 tỷ USD đã được cam kết sẽ dành cho việc bảo vệ 14 triệu km2 đại dương của thế giới. Đây cũng là số tiền lớn nhất từ trước tới nay dành cho việc bảo tồn đại dương.
29. Liên Hiệp Quốc cho biết, lỗ thủng tầng ozone sẽ được chữa lành hoàn toàn ở Bắc Cực và Nam Bán Cầu vào khoảng năm 2030, còn những khu vực khác là năm 2060.
30. Trong năm 2018, 25 triệu liều vắc xin tả mới đã được sản xuất trên toàn cầu, chuẩn bị cho một đợt tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử.
Minh Di (tổng hợp)