Tin mới

4 lý do khiến ông Putin và Obama bất đồng về Syria

Thứ ba, 06/10/2015, 07:00 (GMT+7)

Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phiên họp thứ 70 của Đại hội đồng LHQ đã để lại những vấn đề còn tranh cãi chính, chưa được giải quyết giữa 2 bên.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phiên họp thứ 70 của Đại hội đồng LHQ đã để lại những vấn đề còn tranh cãi chính, chưa được giải quyết giữa 2 bên.

Tờ Russia beyond the headlines (RBTH) đã đưa ra 4 lý do chính cản trở Nga - Mỹ hợp tác chống lại IS.

Moscow đang nỗ lực lôi kéo Iran trong cuộc chiến chống IS và hướng tới giải quyết khủng hoảng Syria. Tuy nhiên, các nước quân chủ vùng Vịnh, đồng minh của Mỹ, chủ yếu là Saudi Arabia và Qatar lại là đối thủ của Iran tại khu vực. Nguồn: EPA

1. Số phận của ông Assad

Đây là điểm chính của sự bất đồng. RBTH cho rằng Mỹ muốn lật đổ nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad hơn là chống lại IS.

Mỹ đã hao tốn nhiều tiền vốn chính trị và nguồn lực tuyên truyền, đầu tiên là để chống lại Hafez al-Assad, sau đó là con ông, Bashar al-Assad. Với Mỹ, việc lấy lại những yêu cầu đồng nghĩa với việc thừa nhận một sai lầm và thể hiện sự yếu kém.

Đây là lý do tại sao Mỹ đánh cược với phe đối lập và từ chối hợp tác với Bashar al-Assadm, người bị ông Obama chính thức gắn mác "bạo chúa".

Người Mỹ nhấn mạnh rằng tổng thống Syria nên từ chức và sau đó, các nhóm đối lập sẽ đoàn kết với phần còn lại của quân đội để tiếp tục chống IS.

Trong bài phát biểu tại LHQ, ông Obama tuyên bố: "Chúng ta phải thừa nhận rằng sau nhiều cuộc đổ máu, nhiều cuộc tàn sát, sẽ không có chuyện trở lại nguyên trạng như trước chiến tranh".

[mecloud]DZdO8fO3kk[/mecloud]

Mặt khác, Nga lại khẳng định chỉ có ông Assad mới có thể là lãnh đạo hợp pháp của Syria. Hiện nay, không ai có thể thay thế ông và quân đội của ông ấy đang thực sự chiến đấu với IS.

"Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng không ai ngoài lực lượng vũ trang của ông Assad và dân quân người Kurd đang thực sự chiến đấu chống lại IS và các nhóm khủng bố khác tại Syria", ông Putin nói.

Tuy nhiên, Moscow không lý tưởng hóa Assad và thừa nhận Syria cần cải cách chính trị cho dù không có sự can thiệp của nước ngoài. Điện Kremlin ủng hộ một cách giải quyết thực tế: đầu tiên đánh bại IS, sau đó chính phủ Syria đàm phán với phe đối lập.

"Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với Assad để ông ấy hợp tác với những đại diện của phe đối lập ôn hòa và thực hiện các cải cách chính trị", ông Putin giải thích tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở St.Petersburg hồi tháng 6.

[mecloud]EnSzT62mbJ[/mecloud]

2. Vai trò của LHQ trong việc giải quyết khủng hoảng

Moscow đã nói rõ họ sẵn sàng tham gia liên minh chống thánh chiến do Mỹ dẫn đầu nhưng yêu cầu trước tiên phải được LHQ ủy nhiệm.

"Trước hết, chúng tôi đề xuất thảo luận về khả năng thông qua một nghị quyết về sự phối hợp giữa tất cả các bên chống IS và những nhóm khủng bố khác. Tôi nhắc lại, việc hợp tác phải dựa trên cá nguyên tắc của Hiến chương LHQ", ông Putin nói trước Đại hội đồng LHQ ở New York hôm 28/9.

Điều này là cần thiết để xây dựng "luật chơi" và tránh lặp lại kịch bản Libya. Với lý do bảo vệ thường dân, phương Tây đã ném bom xuống lãnh thổ Libya và về cơ bản đảm bảo cho việc loại bỏ nhà độc tài Muammar Gaddafi.

Điện Kremlin cần một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ để xác định các mục tiêu của liên minh quốc tế và các phương tiện chiến đấu chống lại IS.

"Thật ra, chúng tôi muốn tạo ra một liên minh quốc tế nhất định để chống lại chủ nghĩa khủng bố và cực đoan. Và với mục đích này, chúng tôi đang hỏi ý kiến từ các đối tác Mỹ", ông Putin phát biểu tại New York.

[mecloud]Kws3htapml[/mecloud]

3. Vai trò của các nước trong khu vực

Moscow đang nỗ lực kéo Iran vào cuộc chiến chống IS và đi đến giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Tuy nhiên, các nước quân chủ vùng Vịnh, liên minh với Mỹ trong cuộc chiến này, chủ yếu là Saudi Arabia và Qatar lại là đối thủ cạnh tranh với Iran tại khu vực.

Trên thực tế, những diễn biến gần đây trong cuộc khủng hoảng Syria là hậu quả của cuộc đối đầu Iran - Saudi, theo nhiều cách: Tehran giúp Assad, trong khi các chiến binh thánh chiến lại nhận được hỗ trợ tài chính từ các nước vùng Vịnh.

"Tôi cảm giác có ai đó muốn dùng các đơn vị riêng biệt của IS hoặc toàn bộ IS để loại bỏ Assad và sau đó mới nghĩ đến việc giải quyết IS", ông Putin nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Charlie Rose cho kênh CBS và PBS của Mỹ.

Bản thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran được ký kết hồi tháng 7 đã biến Iran từ một nước "bất hảo" trong mắt các nước phương Tây trở thành một đối tác đàm phán hoàn toàn được hoan nghênh.

Ông Obama nói rằng: "Mỹ đã sẵn sàng để làm việc với bất cứ quốc gia nào, trong đó có cả Nga lẫn Iran để giải quyết cuộc xung đột".

Vấn đề nằm ở câu hỏi: Liệu các nước quân chủ Ả Rập có muốn thỏa hiệp với Tehran. Hiện nay, đang có 2 liên minh chống thánh chiến cạnh tranh lẫn nhau đang hoạt động trong khu vực: Liên minh thứ nhất được Mỹ và Saudi Arabia bảo trợ, liên minh thứ hai gồm Nga, Iraq, Iran và chính phủ Assad.

[mecloud]dfiK4Pxc4J[/mecloud]

4. Chính trị trong nước

Cuộc chạy đua vào ghế tổng thống đã bắt đầu tại Mỹ. Một trong những điều mà đảng Dân chủ bị cáo buộc đó là Chính sách đối ngoại không quyết đoán.

Điều quan trọng đối với ông Barack Obama là kiên quyết và mạnh mẽ, đặc biệt là trong quan hệ với Nga. Truyền thông Mỹ đã mô tả Nga là "đế chế  của cái ác" mới.

Với ông Putin, chiến thắng trong cuộc chiến chống lại IS có thể chứng minh cho người Nga thấy lãnh đạo của họ quyết đoán và có thể đưa nước Nga trở lại vị trí siêu cường.

Bảo Linh (theo rbth)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news