Rau càng cua là loại rau xuất hiện nhiều trong rừng, mương, vách đá, thường sinh sống ở các quốc gia có môi trường nhiệt đối. Rau càng cua rất phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau càng cua với sức khỏe.
1. Rau càng cua là rau gì?
Rau càng cua có tên gọi khoa học là Peperomia Pellucida, thuộc họ Piperaceae (hồ tiêu). Chúng có khoảng 5 chi và 1.400 loài. Rau càng cua có thể phát triển tới chiều cao từ 15cm đến 45 cm, lá xanh nhạt bóng, hình trái tim, mọng nước. Loại cây này thường sinh sôi mạnh nhất vào mùa mưa, ở vùng đất ẩm ướt, tơi xốp, dưới bóng cây.
Rau càng cua có Công dụng như một loại thảo mộc, được sử dụng làm thuốc. Người da đỏ Altenos từ xưa đã biết nghiền nát rau càng cua, sau đó trộn với nước và đun nóng để làm ngưng xuất huyết, dùng nước sắc rễ cây để điều trị cảm sốt. Các bộ phận còn lại của cây cũng được dùng để bôi tại chỗ điều trị đau bụng, mụn trứng cá, áp xe, nhọt, mệt mỏi, bệnh gút, đau bụng, đau đầu, rối loạn thận, đau thấp khớp và thậm chí là điều trị cả ung thư vú.
Ở nhiều nơi, cây càng cua được sử dụng để làm giảm cholesterol, thuốc lợi tiểu hoặc điều trị protein niệu. Ở vùng Amazon, người dân sử dụng cây rau càng cua làm thuốc giảm ho, chất làm mềm và điều trị rối loạn nhịp tim.
Theo đông ý, rau càng cua có vị đắng, có công dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm về trùng đường hô hấp, một số bệnh đường tiêu hóa, viêm ruột thừa.
Trong nhiều nghiên cứu về tinh dầu rau càng cua đã chỉ ra rằng rau càng cua có Carotol (13,41%) là sesquiterpene hydroxyl hoá chính, arylpropanoids có tác dụng chống nấm và peperomin, chống ung thư trong ống nghiệm. Khi ăn rau càng cua, cơ thể chỉ hấp thụ 24 calo, vitamin, nước (92%) và khoáng chất (8%). Câu có mùi giống mù tạt, tuy nhiên một số người ăn có thể xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh hen suyễn nếu quá mẫn với loại cây này.
2. Công dụng rau càng cua?
Tác dụng giải khát: Thành phần của rau càng cua chủ yếu là nước, lại có tính bình nên loại rau này thường được dùng để giải nhiệt.
Tác dụng giảm đau/ chống viêm: Thời điểm rau càng cua sinh dưỡng và bắt đầu nở hoa hoặc suốt mùa đông và mùa xuân thì cho tính năng này mạnh nhất. Các nhà thí nghiệm đã thử nghiệm và rau càng cua có khả năng ức chế cơn đau từ 50% đến 78%. Do đó, ăn rau càng cua thường được dùng trong điều trị sốt, cảm lạnh đau đầu, ho và viêm khớp.
Tác dụng kháng khuẩn: Chiết xuất methanolic thô có trong rau càng cua có khả năng ức chế sự phát triển của chủng Plasmodium falciparum Indo kháng chloroquine là 95% và sốt rét Plasmodium vinckei petteri là 78%.
Tác dụng chống ung thư: Chiết xuất các chất có trong rau càng cua có khả năng ức chế chống lại sự phát triển của một vài tế bào ung thư, là một loại thực phẩm bổ sung tốt cho việc điều trị ung thư.
Tác dụng chống oxy hóa: Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng rau càng cua có hoạt tính thu gom mạnh mẽ chống lại các chất chống oxy hóa tự nhiên khá tốt.
Tác dụng giảm axit uric máu: Rau càng cua có thể chứa các hợp chất được sử dụng thay thế cho allopurinol nhằm kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.
Hoạt tính trầm cảm: Hoạt tính này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, tuy nhiên tác dụng mạnh hay yếu phụ thuộc vào liều lượng. Rau càng cua có thể sử dụng để điều trị hưng phấn quá mức.
Bổ sung chất dinh dưỡng: Các khoáng chất có trong rau như magie, kali rất tốt cho tim mạch và huyết áp.
Bạn có thể nấu một số món ăn từ rau càng cua, ví dụ như Gỏi gà rau càng cua, rau càng cua trộn cá hộp, canh rau càng cua thịt băm, gỏi rau càng cua trộn dầu giấm.
3. Lưu ý khi sử dụng rau càng cua
Trong rau càng cua có chứa chất tổng hợp prostaglandin, đây là loại acid béo không bão hòa, gây trở ngại cho thai nhi và em bé. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về sự an toàn khi sử dụng rau càng cua cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ sơ sinh. Vì thế, bạn cần hỏi thêm bác sĩ khi sử dụng rau càng cua vào bất cứ mục đích gì.
4. 7 bài thuốc của rau càng cua
Chữa phế nhiệt, viêm họng, khản tiếng: Bạn hãy rửa sạch rau càng cua, sau đó nhai ngậm hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
Tiểu đường: Bạn hãy rửa sạch sau rồi cho giấm hoặc chanh vào để bóp lẫn rau, ếch đem lột da, bỏ đầu, làm sạch lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng, trộn đều vào thưởng thức. Một tuần có thể ăn 2 - 3 lần.
Thiếu máu: Rau càng cua rửa sạch, bóp với giấm. Thịt bò cắt miếng vừa ăn, ướp gia rooif xào chín tới, trộn đều với rau ăn nóng với cơm.
Lợi tiểu: Rau càng cua rửa sạch, cho 300ml nước vào đun sôi, uống liên tục trong 5 ngày, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Bạn chỉ cần dùng 50 - 100g rau càng cua sắc uống mỗi ngày
Vết thương sưng tấy, chưa vỡ mủ: Bạn dùng 100 - 150g rau càng cua rửa sạch, cho 250ml nước vào đun sôi rồi chia làm 2 lần uống trong ngày. Bã hỗn hợp sau khi nấu xong bạn có thể lấy đắp ngoài da.
Mụn nhọt: Lấy 150g rau càng cua rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.
Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: bạn có thể lấy rau càng cua ăn sống, xay nước uống, giã đắp ngoài da.
Ảnh minh họa