Tin mới

5 địa điểm trên Trái đất mà con người chưa từng đặt chân đến

Chủ nhật, 12/06/2016, 08:09 (GMT+7)

5 địa điểm được giới thiệu dưới đây là những nơi còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ, và đặc biệt chưa có sự xuất hiện của loài người.

5 địa điểm được giới thiệu dưới đây là những nơi còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ, và đặc biệt chưa có sự xuất hiện của loài người.

1. Núi "bàn mây" Tepui, Venezuela

Tepui là tên gọi của những đỉnh núi có địa hình bằng phẳng, cao vượt tầng mây ở cao nguyên Guayana - Nam Mỹ. Trong ngôn ngữ của người dân bản địa Pemón sống tại Gran Sabana thì Tepui có nghĩa là “Nhà của các vị thần”. Người ta đặt tên như vậy cho những đỉnh núi này dựa vào độ cao kinh ngạc của chúng.

Núi "bàn mây" Tepui, Venezuela.

Các Tepui không nằm thành dãy như những ngọn núi thông thường mà chúng tồn tại thành những thực thể riêng biệt. Đây cũng là nơi sinh trưởng của hàng trăm những loài thực vật và động vật đặc hữu riêng.

Vượt lên cao chót vót giữa những khu rừng già, các Tepui quanh năm mây phủ, có dốc thẳng đứng tuyệt đối, với độ cao trung bình 1.000 mét so với khu rằng xung quanh. Teipui cao nhất ở đây cách mặt đất 3.000 mét, khố có thể tiếp cận bằng cách đi bộ khi độ dốc thẳng đứng và thảm rừng rậm dày đặc trên đỉnh.

Tepui là phần còn lại của một cao nguyên đá sa thạch lớn, từng bao phủ bởi lớp đá granit. Qua hàng triệu năm, nơi này đã bị xói mòn và tất cả những gì còn sót lại là Tepui mà chúng ta thấy ngày nay. Các nhà khoa học lẫn nhà thám hiểm đều chưa thế đặt chân lên đến tận cùng của đỉnh Tepui.

Có khoảng 115 bàn mây Tepui cao nhất tập trung tại khu vực Gran Sabana, phía Tây Nam Venezuela. Nổi tiếng nhất trong số đó là núi Roraima, được khám phá từ năm 1884.

2. Thác Honokohau (Mỹ):

Thác Honokohau được phát hiện tại khu vực đảo Maui thuộc quần đảo Hawaii. Đây cũng chính là địa danh đã nhiều lần xuất hiện trong bộ phim "công viên kỷ Jura" với lý do đây là nơi mang lại cho khán giả cái nhìn và cảm nhận hoàn toàn mới mẻ so với phần còn lại.

Thác Honokohau (Mỹ).

Thác nước này được bao quanh bởi cây xanh và xung quanh là nơi sinh tồn của các loài động vật hoang dã. Ngọn thác này chưa từng được chinh phục bởi bất kì ai, vì độ cao khó tưởng tượng cùng địa hình dốc thẳng đứng. Không thể tiếp cận ngọn thác này bằng xe hơi hay đi bộ đường dài, cách duy nhất để chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời này là đi trực thăng du lịch.

3. Rừng núi đá ở Madagascar

Rừng đá Tsingy nằm trong công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha của Madagasca, một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Rừng đá Tsingy nổi tiếng với những mỏm đá và hẻm núi sắc lẹm, có nơi cao tới 50m. Trong suốt hàng triệu năm, những lớp vỏ sò và san hô bồi đắp đáy biển và qua thời gian đã kết thành một khối đá vôi duy nhất. Khoảng 100 triệu năm sau, các chuyển động của trái đất đã đẩy những khối đá vôi khổng lồ này lên khỏi mặt biển. Dưới tác động của thời tiết, các khe vách hình thành và tạo nên hình dạng của Tsingy ngày nay.

Tsingy de Bemaraha là một trong những công viên quốc gia lớn và nổi tiếng, nhưng việc khai thác du lịch là rất hạn chế

Tuy Tsingy de Bemaraha là một trong những công viên quốc gia lớn và nổi tiếng, nhưng việc khai thác du lịch là rất hạn chế, chỉ có những nhà khoa học được sự bảo hộ của những tổ chức uy tín thế giới mới được phép tiếp cận sâu bên trong. Vì được quản lí chặt chẽ như vậy nên hầu như rừng đá vẫn còn giữ được nguyên trạng. Cho đến ngày nay Tsingy vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn đang chờ các nhà khoa học khám phá.

Chỉ có một số ít loài có thể tồn tại ở đây, ví như loài vượn cáo này. Sống cùng chúng chỉ là một số loài bò sát, côn trùng và thực vật.

4. Dallol, Ethiopia

Dallol là một trong những nơi xa xôi nhất trên trái đất có rất ít người sống. Thêm vào đó, Dallol là một nơi giữ kỷ lục về nhiệt độ trung bình cao nhất cho một khu vực dân cư. Nhiệt độ được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 trung bình là 41,1 độ C.

Chỉ có đam mê mà nhà nghiên cứu núi lửa và những vị khách phiêu lưu mới tìm đến một nơi đẹp kì lạ như thế này.

Nguyên nhân là bởi với môi trường có độ muối cao kỉ lục, không có loài động vật và thực vật nào có thể tồn tại. Và việc con người không thể đặt chân khám phá nơi này cũng là điều dễ hiểu.

5. Núi Gangkhar Puensum:

Đó là ngọn núi cao nhất mà con người chưa thể chinh phục. Núi này nằm trong một vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc. Núi cao 7570 mét so với mực nước biển.

Núi cao 7570 mét so với mực nước biển.

Nghiêm Thu (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news